Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

9 Triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch, nguyên nhân và giải pháp (2020)

Thứ sáu, 28-02-2020 17:03 PM

Mục lục [Ẩn]

Suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới là căn bệnh gây rất nhiều biến chứng, có thể gây ra biến chứng thuyên tắc động mạch phổi dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy, nhận biết sớm các triệu chứng để kịp thời điều trị sẽ giúp bạn ngăn chặn được bệnh tiến triển nặng lên và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch cũng như các cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

 

Suy van tĩnh mạch, suy giãn thành tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch là gì?

Các từ trên đều chỉ cùng một bệnh là suy giãn tĩnh mạch.  Bởi hệ tĩnh mạch ngoại biên gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Suy giãn tĩnh mạch sâu là các tĩnh mạch nằm sâu trong các bó cơ bị suy giãn.

 

Kết quả hình ảnh cho Varicose veins

 

Tĩnh mạch được cấu tạo bởi các thành tĩnh mạch và van ở trong lòng mạch. Các van trong lòng tĩnh mạch đóng vai trò như cánh cửa giúp máu di chuyển theo một chiều, không chảy ngược trở lại. Nhưng nếu các van này bị tổn thương hoặc thành tĩnh mạch bị giãn hoặc cả 2, do một nguyên nhân nào đó, khiến máu chảy theo chiều ngược lại, ứ đọng ở ngoại vi và gây bệnh với những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch điển hình.

 

Suy giãn tĩnh mạch chỉ xảy ra ở chân?

Tĩnh mạch có ở mọi cơ quan bộ phận. Do đó, bệnh suy tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nếu ở tay thì gây suy giãn tĩnh mạch tay, nếu suy giãn tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng thì gây bệnh trĩ...  Tuy nhiên, bệnh thường xảy ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp, phải chịu áp lực lớn. Vì vậy bài viết này sẽ tập trung nói về các triệu chứng, biến chứng, phòng, điều trị... bệnh suy giãn tĩnh mạch chân (chi dưới).

 

9 triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch

- Nổi gân chân: Khi các tĩnh mạch nông bị suy giãn sẽ thấy các tĩnh mạch nhỏ li ti như mạng nhện hoặc to như con giun ngoằn ngoèo dưới da, rất mất thẩm mỹ.

- Biến đổi màu da: Vùng cẳng chân có thể bị sậm màu, có các vết bầm tím, nốt xuất huyết dưới da.

- Tê chân: khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, chân sẽ bị tê, tình trạng này sẽ bớt khi bạn xoay cổ chân, đung đưa chân (khi ngồi), đi lại liên tục (khi đứng).

- Chân nặng, mỏi về chiều tối, có thể sớm hơn là khoảng trưa, hoặc chỉ cần đi lại nhiều là sẽ bị, tình trạng này chỉ đỡ  khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.

- Chuột rút: thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm khi ngủ, tần suất ngày một dày.

- Đau nhức chân: đau tăng lên khi đứng lâu, hay ngồi nhiều.

 

Kết quả hình ảnh cho Varicose veins

 

- Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân, dưới da chân: cảm giác này gây buồn buồn trong chân, rất khó chịu.

- Có hiện tượng phù ở bàn chân và cổ chân, thường xuất hiện khi đứng nhiều, chỉ phù ở chân mà không có phù ở những vùng khác của cơ thể.

- Khi bệnh nặng, chân bắt đầu có lở loét, khó lành, đặc biệt là vùng mắt cá chân.

 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Quan niệm sai lầm của nhiều người đó là bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không hề nguy hiểm nên không chú trọng điều trị, nhưng thực ra bệnh có những biến chứng suy giãn tĩnh mạch vô cùng nguy hiểm.

  • Biến chứng của suy tĩnh mạch bao gồm đau, phù, viêm da do ứ trệ, loét không liền sẹo, chảy máu, huyết khối tĩnh mạch nông, sâu, nhồi máu phổi, tử vong. Đau, sưng, viêm mô tế bào, loét không liền sẹo là thường gặp nhất.
  • Biến chứng nếu không được điều trị: Sẽ gây phá hủy tĩnh mạch khác, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi, loét tĩnh mạch, phù bạch mạch thứ phát
  • Biến chứng do phẫu thuật: nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, động mạch, thẩm mỹ
  •  Biến chứng do gây xơ tĩnh mạch: dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch (có thể cắt cụt chi)

 

3 Sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng

Nhiều người bệnh tĩnh mạch thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu.

Bệnh suy tĩnh mạch do các van tĩnh mạch bị hở không thể ngăn chặn dòng máu từ trên chảy xuống dẫn đến ứ đọng máu tĩnh mạch. Tình trạng này kéo dài làm cho các mạch máu nhỏ bị giãn ra gây đau.

Theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó  chịu ở chân.

 

Kết quả hình ảnh cho ngâm chân nước nóng

 

 

Nhiệt độ lạnh có lợi cho tình trạng suy tĩnh mạch. Đa số bệnh nhân suy tĩnh mạch phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ví dụ như thay đổi thời tiết sang đông, ngâm chân vào nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ, đi chân không tiếp xúc nền đất lạnh… Lý do là khi gặp lạnh, các tĩnh mạch co nhỏ lại làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.

 

Bỏ thói quen đi bộ

Rất nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch.

Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì. Đối với hệ tĩnh mạch, động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Do đó, những người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập và duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày.

Ở bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dẫn đến lở loét, làm cho cổ chân không di động được hay cứng khớp cổ chân, đi bộ không có hiệu quả. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân thì đi bộ mới mang lại lợi ích thực sự.

Tự ý dùng vớ ép y khoa

Vớ ép y khoa là một loại tất đặc biệt, tạo lực ép lên chân giúp làm giảm nhanh các triệu chứng như đau, nhức mỏi. Tuy nhiên, vớ ép có các phân loại khác nhau để phù hợp với tình trạng suy giãn và kích thước chân của từng người. Việc dùng vớ ép cần được bác sĩ siêu âm, đánh giá mức độ suy giãn và chỉ định loại vớ có lực ép phù hợp. Nếu người bệnh tự ý mua và sử dụng, sẽ không có tác dụng khi lực ép không đủ. Đặc biệt bệnh sẽ nặng hơn, tăng nguy cơ hình thành huyết khối khi vớ ép quá chặt, bóp nghẹt tĩnh mạch, khiến máu không lưu thông được.

 

5 Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chủ yếu:

- Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

- Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn.

- Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì hay quá cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin... cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

- Viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch nông và sâu

- Khiếm khuyết van do bẩm sinh.

- Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già): tuổi thọ ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi, trong đó có suy giãn tĩnh mạch...

 

Yoga phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, không phải động tác Yoga nào cũng có thể sử dụng được  bởi vì có những động tác sẽ làm tăng áp lực máu, vừa cản trở đường lưu thông máu trở về tim từ chân do đó sẽ có hại cho tĩnh mạch, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên nếu lựa chọn được những bài tập yoga hợp lý thì lại rất tốt, vì nó đẩy thông được tình trạng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch, làm giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát. Sau đây là những động tác yoga rất tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch:

Tư thế trồng chuối

 

Tư thế trồng chuối phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

Thực hiện

+ Khởi đầu với tư thế đứa bé, bạn quỳ xuống, đặt bàn tay này lên khuỷu tay kia ở trước ngực. Tiếp theo, bạn đặt cùi chỏ xuống sàn, đan 2 bàn tay vào nhau tạo thành hình tam giác. Kế đó, bạn đặt đỉnh đầu xuống sàn, vòng tay qua đầu và từ từ duỗi thẳng đầu gối, nâng mông lên cao. Lúc bấy giờ, cơ thể sẽ thành hình chữ V ngược.

+ Bước vào giai đoạn quan trọng, giữ đầu gối và lưng thẳng, di chuyển chân về gần phía đầu, dồn trọng lượng lên phần đầu cùng phần tay, giữ nguyên ít nhất 30 giây.

+ Chuyển sang bước khác, từ từ nhấc chân lên khỏi mặt đất thật cẩn thận, vừa nhấc vừa co đầu gối lại về phía ngực và dần dần duỗi thẳng chân với mũi bàn chân hướng lên trời, cố gắng giữ tư thế Sirsasana từ 10 đến 15 phút (lần đầu chừng vài giây rồi tăng dần dần lên là được).

+ Cuối cùng, thực hiện các bước ở trên theo thứ tự ngược lại trong vòng 3 đến 5 nhịp thở.

Tư thế cây nến

 

Kết quả hình ảnh cho TƯ THẾ ĐỨNG TRÊN VAI - cây nến [Sarvangasana]

 

Thực hiện:

• Nằm ngửa, bằng một cử động nâng chân, mông và lưng lên, trụ bằng vai. Chống tay sau lưng.
• Khép hai khuỷu tay lại, chống tay gần bả vai. Ép khuỷu tay xuống sàn và ép mạnh tay vào lưng để giữ cho thân và chân thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn vào vai và cánh tay trên, không phải đầu và cổ.
• Giữ chặt chân. Giơ hai chân lên, duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng thẳng lên trời. Chú ý đến cổ. Không ép cổ xuống sàn, giữ chặt cổ và cảm nhận sự căng cơ cổ nhẹ. Ép cằm vào xương ức. Nếu thấy đau hay căng cổ thì không thực hiện tư thế nữa.
• Hít thở sâu và giữ tư thế trong từ 30 đến 60 giây.
• Để trở ra, gập chân, hạ tay xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống. Từ từ hạ lưng xuống, đầu không nhúc nhích. Hạ chân xuống.

Tư thế cái cày

 

Kết quả hình ảnh cho TƯ THẾ CÁI CÀY [ Halasana]

 

Thực hiện:

  • Nằm ngửa ra thảm, hít sâu hoặc thở ra
  • Tỳ hai tay xuống thảm dùng lực ở eo bụng đưa hai chân lên qua đầu, đến khi các ngón chân chạm thảm( giữ tư thế thở tự do). 

 

Tư thế cái kẹp

 

Kết quả hình ảnh cho TƯ THẾ CÁI KẸP – cúi gặp mình [ Paschimottanasana]

 

Thực hiện:

  • Ngồi trên thảm, lưng thẳng, 2 chân áp sát nhau và duỗi thẳng
  • Hít một hơi sâu, thẳng lưng, thở ra đồng thời duỗi dài toàn thân về phía trước, tiếp tục thở ra và duỗi cho tới mức thấp nhất có thể, giữ tư thế thở tự do. Để hỗ trợ cho việc gập người, dùng 2 tay túm cổ chân, lòng bàn chân hoặc ngón chân cái để kéo người gập sâu hơn.

 

Tư thế rắn hổ mang

 

Kết quả hình ảnh cho TƯ THẾ RẮN HỔ MANG

Thực hiện:

Nằm sấp trên thảm với 2 tay co, lòng bàn tay úp xuống thảm

Hít sâu, thở ra và đẩy người về phía sau như trong hình, giữ tư thế thở tự do

 

Tư thế con cào cào

 

Tư thế con cào càoi phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

Thực hiện:

- Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay nắm lại và đặt bên dưới đùi, sao cho mặt trong hai cổ tay hướng vào nhau và ngón tay cái áp lên sàn. Bạn có thể luân phiên năm tay lại với nhau, đặt bên dưới thân thân người. Đưa hai khủy tay gần lại đến mức có thể.

- Kéo cằm ra phía trước càng xa càng tốt và đặt lên sàn.

- Hít vào, đầu tiên, nhắc chân phải khỏi mặt đất, càng cao càng tốt mà không xoay hông hay cong đầu gối.

- Hít thở trong khi ở trong tư thế khoảng 5 giây, dần đần tăng lên 15 giây.

- Hít thở sâu và thở ra khi bạn hạ chân xuống sàn. Lặp lại thao tác 2 – 3 lần.

Thảo dược tăng sức bền thành tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Xu hướng của y học hiện đại là  sử dụng thảo dược để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi tính an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Thực tế trong tự nhiên có rất nhiều các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm bền và tăng độ đàn hồi thành tĩnh mạch, làm co tĩnh mạch từ đó giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch và ngăn ngừa biến chứng mà bệnh mang lại. Một số thảo dược tiêu biểu, được dùng từ lâu đời và đã được khoa học chứng minh tác dụng như:

Rutin ( hoa hòe)

 Hoa hòe là một dược liệu không còn xa lạ gì với người Việt Nam, nhưng ít người biết được nó chứa thành phần chính là rutin, đây là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng mao mạch. Giáo sư Đỗ Tất Lợi, đã viết trong cuốn sách nổi tiếng Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam rằng “Rutin có tác dụng chủ yếu bảo vệ sức chịu đựng của tĩnh mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ, trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu VitaminC nhưng gần đây mới phát hiện đó là do vitamin P.

Diosmin và Hesperidin: chiết xuất từ vỏ của họ cam chanh có tác dụng trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch :

 

Kết quả hình ảnh cho vỏ cam chanh



- Ức chế phosphodiesterase và làm tăng nội tế bào cyclic adenosine monophosphate (cAMP) dẫn đến giảm sản xuất các yếu tố gây viêm như Prostaglandins E2, F2 và thromboxane B2 cũng như làm giảm các gốc tự do, có tác dụng chống oxy hóa trực tiếp và làm giảm lipid. Vì thế diosmin và hesperidin cũng làm giảm tình trạng sưng phù.

- Bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch.

- Diosmin còn giúp kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành tĩnh mạch, tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong lòng mạch.

Aecin trong hạt dẻ ngựa: 

Aescin là hoạt chất được chiết xuất trong hạt dẻ ngựa, có tác dụng :

- Trợ tĩnh mạch: do aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin F2. Prostaglandin F2 ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharid ở mô tĩnh mạch và cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch.

- Giảm phù và sưng :

   + Tăng tính nhạy cảm đối với các ion can-xi, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp  của tĩnh mạch, nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương. Từ đó giúp giảm phù nề

   + Khả năng giảm phù nề của aescin một phần cũng nhờ khả năng ức chế tình trạng thiếu oxy ở mô và giảm hàm lượng ATP ở các tế bào nội mạc. Giảm mức ATP ở tế bào nội mạc kích thích sự giải phóng prostaglandins - yếu tố hoạt hóa tiểu cầu và hóa hướng động bạch cầu trung tính, dẫn đến ứ máu tĩnh mạch và phù nề.

BoniVein – Tối ưu hiệu quả của thảo dược nhờ công thức toàn diện

 Thành phần của BoniVein là sự kết hợp của 100% thành phần thiên nhiên, đem lại tác dụng toàn diện trên tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Thành phần BoniVein chia ra những nhóm cụ thể như sau:

  • Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến bệnh suy giãn tĩnh mạch

Diosmin.............................................................................150mg

Hesperidin Complex...........................................................50mg

Rutin....................................................................................50mg

Horse chestnut ext. SE 20% AESCIN (Hạt dẻ ngựa).......50mg

 Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…

 

  • Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh gồm:

Black currant ext 10:1 (Lý chua đen)................................3mg

Grape seed ext. 95% (hạt nho)..........................................25mg

Pine bark ext. 95% (Vỏ thông)............................................25mg

 

Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

 

  • Nhóm hoạt huyết tăng lưu thông máu

Ginkgo Biloba 24/6 (Bạch quả)...........................................30mg

Butcher's broom SE 10% RUSCOGENINS .......................30mg

Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

 

Đây là sản phẩm có công thức toàn diện nhất trên thị trường hiện nay, không làm giảm nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, làm mờ tĩnh mạch mà còn rất an toàn vì các thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, người dùng có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

BoniVein là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn GMP của:

- FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)

- Health Canada (Bộ y tế Canada).

- NSF International (Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

BoniVein – sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng

Thầy thuốc Nhân dân, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Xu thế của y học hiện đại ngày nay là sử dụng các thảo dược có tác dụng tăng sức bền thành mạch, làm co nhỏ thành mạch bị suy giãn thì bệnh mới cải thiện tốt nhất được.

Người bệnh nên dùng BoniVein của Canada và Mỹ, đây là sản phẩm có công thức toàn diện nhất, cải thiện tất cả các vấn đề của tĩnh mạch bị suy giãn. Với liều 4-6 viên mỗi ngày BoniVein giúp người bệnh giảm rõ rệt các triệu chứng như đau chân, nặng chân, mỏi chân chỉ sau 2, 3 tuần sử dụng và các tĩnh mạch nổi rõ sẽ mờ dần sau khoảng 3 tháng”.

Bác sĩ cũng nhấn mạnh: “Đây là bệnh mạn tính nên khi dùng BoniVein cải thiện được tất cả các triệu chứng rồi thì người bệnh vẫn nên dùng duy trì đều đặn với liều 2 viên 1 ngày để tránh tái phát về sau”.

 

BoniVein – Bí quyết chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch của hàng ngàn bệnh nhân

 

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi, địa chỉ số 4B, ấp 2, xã tân hạnh, tp Biên Hòa, Đồng Nai, Đt: 0917.976.550

“Chú bị suy giãn tĩnh mạch cách đây khoảng 3 năm, ban đầu có những triệu chứng như nặng, chuột rút, nhức mỏi, ngứa. dần dần hai mắt cá chân cùng mu bàn chân sưng phù to rõ ràng. Chú dùng thuốc Daflon và rutin gần 2 năm, bệnh không thuyên giảm nhiều, hàng tuần chú đều phải tới phòng khám đông y để hút máu bầm trên chân, nếu không hút chân rất ngứa, chú gãi tới loét chân. Sua khi đọc báo thấy tin tức về BoniVein, chú chuyển sang dùng BoniVein ngay với liều 4 viên 1 ngày, sau khoảng 3 tháng tất cả những triệu chứng nặng, nhức, chuột rút, sưng phù đã hết hẳn, sau 5 tháng những vết bầm hay thâm tím trước đây da đã hồng và trắng lại, những vết loét trước đây đã liền thành sẹo. Chú mừng quá nên kiên trì dùng liên tục.

 

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi, địa chỉ số 4B, ấp 2, xã tân hạnh, tp Biên Hòa, Đồng Nai, Đt: 0917.976.550

 

Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận thủ đức, Đt: 0908.512.260

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đàu cô bị suy tĩnh mạch sâu tức là chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó trị được cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng để điều trị 2 bệnh luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã hết hoàn toàn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái lắm.

 

Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận thủ đức, Đt: 0908.512.260

 

BoniVein được phân phối tại thị trường Việt Nam bởi công ty Botania. Liên tiếp 2 năm liền, sản phẩm BoniVein đều vinh dự được nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do PGs.Ts Trần Đáng, chủ tích VAFF trao tặng.

Địa chỉ công ty Botania: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Dược sĩ tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) - - 0984.464.844 - (Giờ hành chính từ 8h - 12h sáng, từ 1h30 - 6h30 chiều)

 

Xem thêm:

BoniVein - Giải pháp đột phá mới cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Mang giầy cao gót có gây suy giãn tĩnh mạch không?

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm