Mục lục [Ẩn]
Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh đường hô hấp chủ yếu gặp ở người già, chiếm tới hơn 80%. Vậy tại sao người già lại chiếm tỷ lệ cao đến như vậy và bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già cần lưu ý đặc biệt những gì, bài viết sau đây sẽ cho các bạn lời giải đáp.
Tại sao bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già lại có tỷ lệ cao đến vậy?
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính là sự mất cân bằng giữa cơ chế tự bảo vệ của cơ thể và các tác nhân gây bệnh.
Các tác nhân gây bệnh là khói thuốc lá, viêm phế quản do khói bếp than tổ ong, bụi từ môi trường ô nhiễm, nơi làm việc sẽ tấn công đường hô hấp. Khi đó các cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ làm việc để chống lại các tác nhân gây bệnh (cơ chế tự bảo vệ như hệ thống lông mao ở đường hô hấp, phản xạ ho, đại thực bào, tế bào tiêu diệt tự nhiên), tuy nhiên khi các tác nhân gây bệnh quá nhiều, cơ chế tự bảo vệ sẽ không chống được hết gây nhiễm độc phổi và lâu dần hình thành nên viêm phế quản mãn tính.
Ở người già, cơ chế tự bảo vệ trở lên vô cùng yếu kém, sức đề kháng cũng giảm rất nhiều đó là nguyên nhân tại sao người già lại dễ mắc bệnh hơn người trẻ.
Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già có triệu chứng gì đặc biệt?
Triệu chứng viêm phế quản mãn tính ở người già tương tự như người trẻ, tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, người già sẽ nhanh chóng bị biến chứng, suy hô hấp và tử vong.
Triệu chứng chủ yếu của viêm phế quản mãn tính ở người già là ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở.
- Giai đoạn đầu của bệnh: Người bệnh bị ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 – 6 lần.
Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa.
- Giai đoạn tiếp theo: Ho ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên và bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể
- Ở giai đoạn muộn hơn: Biểu hiện là thường kèm khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).
Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già có mấy dạng?
Viêm phế quản mãn tính ở người già có loại: loại lành tính và loại ác tính.
- Viêm phế quản mãn tính lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy) nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại này lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%).
- Viêm phế quản mãn tính thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%) thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở NCT.
- Khám thực thể khi nghe phổi sẽ thấy có ran rít và ran ẩm nhỏ hạt ở 2 phế trường. Trong những đợt tiến triển cấp tính thì khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran hơn khắp 2 phế trường. Khi bệnh có xu hướng tiến triển xấu đi (hình thành bệnh khí phế thũng) thì khám thấy rì rào phế nang giảm rõ rệt.
- Các loại cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu sẽ thấy đa hồng cầu (một thời gian vài năm sau khi bị VPQMT); lưu lượng hô hấp khi gắng sức sẽ giảm; dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giảm; Pa02 và PaC02 giảm (khi đo khí trong máu). X-quang có thể thấy mạng lưới phế – huyết quản tăng đậm.
Phòng ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già bằng cách nào?
Để phòng bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già cần lưu ý:
- Thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt.
- Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông.
- Tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt.
- Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính.
- Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.
Người già rất dễ mắc bệnh do vậy ngoài những biện pháp trên người già cần lưu ý nên sử dụng những sản phẩm có tác dụng giải độc phổi khi phổi bị nhiễm độc và bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Và sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này trên thị trường hiện mới có một sản phẩm duy nhất là BoniDetox.
BoniDetox – Giải pháp cho bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già
Với người già, sản phẩm tốt không chỉ là sản phẩm giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả mà còn phải phải an toàn, không tác dụng phụ và BoniDetox đều đáp ứng được cả 2 tiêu chí trên. Đó là:
Khả năng giúp phòng bệnh hiệu quả:
- Thứ nhất: BoniDetox giúp tác động tới căn nguyên gây bệnh đó là nhiễm độc phổi nhờ thành phần chứa những thảo dược có tác dụng giải độc phổi rất tốt như: hoàng cầm, xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá ô liu: Làm tăng khả năng giải độc phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi, rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do các chất ô nhiễm trong không khí.
- Thứ hai: BoniDetox giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh là khói thuốc lá, bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường nhờ các thảo dược cúc tây và xuyên bối mẫu
- Ngoài ra một số thành phần khác trong BoniDetox còn giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính như ho, đờm nhiều, do đó giúp giảm tắc nghẽn, khó thở.như tỳ bà diệp, lá bạch đàn. Đặc biệt Fucoidan chiết xuất từ tảo biển giúp ngăn ngừa được biến chứng của sự nhiễm độc phổi đó là đột biến tế bào gây ung thư phổi.
An toàn, không tác dụng phụ:
- Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên BoniDetox cực kỳ an toàn.
- BoniDetox được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới. So với các phương pháp thông thường, công nghệ microfluidizer có độ tinh khiết rất cao, loại bỏ được hết nguồn ô nhiễm, sinh khả dụng cao hơn, hấp thu và tác dụng tốt hơn, hạn sử dụng kéo dài hơn và đặc biệt an toàn không tác dụng phụ.
Như vậy Bonidetox rất thích hợp cho người già sử dụng, vừa an toàn lại hiệu quả giúp người già thoát khỏi nỗi lo bệnh viêm phê quản mãn tính. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.
Xem thêm:
- Chỉ số AQI là gì? Vì sao Hà Nội có chỉ số AQI cao nhất thế giới? Giải pháp nào dành cho bạn?
-
Bụi mịn tại công trường xây dựng - Hiểm họa không ngờ