Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiểu đường thai kỳ, bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Thứ sáu, 26-05-2017 15:13 PM

Mắc đái tháo đường thai kỳ, thai phụ được bác sĩ chỉ định nhập viện, nhưng chị không tuân thủ. Khoảng 10 tuần sau chị trở lại bệnh viện thì thai nhi bị chết lưu. Bác sĩ cảnh báo, đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp song rất nguy hiểm.

Thai phụ mất con vì chủ quan

Tiền căn gia đình có mẹ bị tiểu đường nên khi mang thai lần đầu chị Trịnh Thị T. (25 tuổi, quê Tiền Giang) được bác sĩ thực hiện các bước tầm soát. Khoảng tuần 24 của thai kỳ, chị đến phòng khám Sản, bệnh viện Đại học Y Dược thì được bác sĩ chỉ định xét nghiệm. Kết quả cho thấy đường huyết lúc đói của bệnh nhân là là bình thường, tuy nhiên chỉ số đường huyết 1 giờ sau uống đường lại tăng cao, và 2 giờ sau uống đường tăng rất cao.

Tầm soát bệnh lý đái tháo đường khi mang thai là giải pháp quan trọng bảo vệ an toàn cho mẹ và bé

 

Sau chẩn đoán thai phụ bị đái tháo đường, bác sĩ đã cảnh báo mối nguy hiểm và đề nghị người bệnh đến ngay chuyên khoa Nội tiết để điều chỉnh lượng đường. Tuy nhiên, do chủ quan chị đã không điều trị.

Khi thai được khoảng 35 tuần, cơ thể có những biểu hiện bất thường, thai phụ quay lại bệnh viện. Qua kết quả kiểm tra, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đa ối, thai to với những diễn tiến rất nặng của đái tháo đường thai kỳ, đe dọa trực tiếp đến sinh mạng bệnh nhi.

Ngay lập tức, bác sĩ nội tiết chỉ định sử dụngInsulin đường tiêm để điều chỉnh lượng đường. Tuy nhiên, giải pháp hỗ trợ không mang lại kết quả, người mẹ không còn cảm nhận được độ máy của thai, kết quả siêu âm cho thấy thai đã bị chết lưu. Các bác sĩ phải nhanh chóng thực hiện phẫu thuật lấy thai lưu, tránh những diễn tiến nguy hiểm đến với người mẹ.

Cùng với trường hợp trên, một bệnh nhân khác là chị Nguyễn Anh T. (35 tuổi, ngụ tại TPHCM) mang thai lần 2, tiền sử gia đình có cha bị tiểu đường. Qua quá trình khám thai định kỳ từ tuần thứ 20 đến tuần 24 chị gặp phải tình trạng tăng cân đột ngột với trọng lượng khoảng 4kg mỗi tháng.

Chị Anh T. bệnh được bác sĩ chỉ định xét nghiệm tầm soát thì phát hiện tình trạng đường huyết cao bất thường. Nhờ tuân thủ chỉ định điều trị và chế độ ăn uống phù hợp theo thực đơn của bác sĩ đường huyết của chị sớm trở về ngưỡng bình thường, cuộc vượt cạn của hai mẹ con diễn ra thuận lợi.

 

Mời các bạn xem thêm: Tôi đã tìm được phương thức hữu hiệu cho bệnh tiểu đường

 

Bệnh thường gặp nhưng nguy hiểm

Theo BS.CKII Lê Thị Kiều Dung, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược, hiện nay rất nhiều thai phụ mắc các bệnh lý kết hợp, trong đó đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Thế giới (FIGO, 2015) tỷ lệ mắc đái tháo đường trong thai kỳ ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 16% trên tổng số các bà mẹ mang thai.

Phân tích chuyên môn của BS Kiều Dung chỉ ra, đái tháo đường là hội chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng đường huyết. Nguyên nhân là do tuyến tụy không sản xuất hay sản xuất không đủ Insulin, hoặc do tăng các chất đề kháng với Insulin làm giảm tác dụng sinh học của Insulin lên tế bào đích.

Hiện nay, đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng do lối sống ít vận động và tiêu thụ nhiều thức ăn giàu năng lượng như đường, tinh bột và chất béo. Đái tháo đường trong thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất khi có thai, thường do thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ trong thai kỳ đưa đến tăng đề kháng với Insulin làm cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu.

Bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đối với thai phụ bệnh sẽ gây ra tình trạng tăng cân quá mức (trên 2kg mỗi tháng); gây béo phì; nguy cơ găp tình trạng đa ối với tỷ lệ từ 27 đến 30%, lượng ối quá nhiều làm tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.

Đái tháo đường gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non; tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần; Nhiễm trùng trên thai phụ đái tháo đường dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; khi vượt cạn, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh; tỷ lệ sản phụ đái tháo đường mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng, quá trình hậu phẫu có thể khiến lượng đường trong máu nặng có thể đưa đến hôn mê.

Bệnh lý đái tháo đường trong thai kỳ trở nên nguy hiểm hơn với thai nhi, gia tăng tỉ lệ dị tật thai nếu mẹ bị đái tháo đường từ trước khi có thai nhưng không được điều trị đúng cách. Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (hoặc quá to, hoặc quá nhỏ). Thai to gây sinh khó và sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay. Thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao. Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 đến 5 lần so với bình thường. Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin; trẻ cũng dễ bị hạ đường huyết, hạ calci, vàng da nặng và có thể hôn mê. Khi lớn trẻ dễ bị béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp.

Để tránh nguy hiểm xảy đến với mẹ và bé, bác sĩ khuyến cáo việc tầm soát đái tháo đường là đặc biệt quan trọng. Tất cả phụ nữ có thai từ tuần 24 đến tuần 28 đều nên thực hiện xét nghiệm tầm soát. Nếu thai phụ có yếu tố nguy cơ cần thực hiện xét nghiệm tầm soát ở lần khám thai đầu tiên. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, vẫn phải thực hiện lại xét nghiệm vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.

Khi có thai, người mẹ nên ăn đủ chất, không nên ăn nhiều. Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi v.v… sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thai phụ cần hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, đặc biệt là không nên uống nhiều nước mía có nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết trong thai kỳ.

 

Sau khi sinh con thì bệnh tiểu đường thai kỳ có tự hết không?

Sau khi sinh con, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự hết, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt đường huyết thì trong những lần mang thai tiếp theo sẽ có nguy cơ cao tái phát tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, nhiều người khi mang thai nhưng lại không biết bị tiểu đường thai kỳ và không điều trị, khiến cho bệnh phát triển ngày một nặng hơn sau khi sinh con và thậm chí là mang theo bệnh cả đời. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính, việc điều trị không tốt, không kiểm soát được đường huyết an toàn sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như suy thận, đục thủy tinh thể, tai biến mạch máu não... thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Người mang thai nên tới bệnh viện khám và điều trị trực tiếp nếu tiểu đường tiến triển nặng lên. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tây bừa bãi, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thêm vào đó, có 1 điểm rất quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần phải nắm được đó là, thuốc tây hóa được trong điều trị tiểu đường chỉ hạ đường huyết mà không ổn định đường huyết, dùng lâu sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe, làm suy giảm chức năng gan thận...nhờn thuốc, và không ngừa được biến chứng tiểu đường. Do đó, sau khi cai sữa cho bé xong mà vẫn mắc bệnh tiểu đường, bạn nên sử dụng thêm thảo dược thiên nhiên giúp hạ và ổn định đường huyết mới là giải pháp an toàn và tối ưu nhất.

 

Hạt methi -  Thảo dược "vàng" cho người bệnh tiểu đường

Trong một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Mỹ, người ta cho 1000 bệnh nhân tiểu đường sử dụng hạt methi trong 10 ngày liên tục, kết quả là lượng đường đào thải qua nước tiểu giảm đến đến 64%. Có được tác dụng này là do methi có tác dụng ức chế sự hấp thu glucose ở ruột và cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác tại Ấn Độ được thực hiện trong 4 tuần, tiến hành trên 60 người tiểu đường, không dùng thuốc hạ cholesterol nào, mỗi ngày ăn 20g hạt methi vào trưa và tối. Kết quả cho thấy mức cholesterol bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là nhờ hạt Methi có tác dụng làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).

Với những công năng tuyệt vời trên, các nhà khoa học tại Mỹ và Canada đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về hạt Methi và bào chế thành công sản phẩm viên nang uống BoniDiabet chứa hạt methi cùng các thành phần thảo dược khác cực kỳ tốt cho bệnh tiểu đường.

BoniDiabet - Không còn nỗi lo bệnh tiểu đường.

BoniDiabet có thành phần chính là hạt Methi phối hợp cùng các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường là dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, quế... và các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, chrom, cùng alpha lipoic acid giúp hạ đường huyết nhanh sau 1-2 tháng, ổn định đường huyết, giúp giảm HBA1C, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường trên cả tim, gan thận, mắt, thần kinh trung ương.

BoniDiabet giúp cho bệnh nhân tiểu đường yên tâm sử dụng và sống vui, sống khỏe với bệnh.

Đặc biệt, sản phẩm BoniDiabet đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại BV y học cổ truyền Hà Đông, kết quả tốt và khá là 96.7%

BoniDiabet được phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania (top 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất Việt Nam), địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: – 0984.464.844 - 1800.1044.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai cũng như lời giải cho bài toán mang tên tiểu đường. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

Mời các bạn xem thêm: Cảnh báo hiểm họa mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30V

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm