Mục lục [Ẩn]
Đau là một dấu hiệu thường gặp ở những bệnh ung thư. Nhưng ung thư có rất nhiều loại, liệu có phải loại nào cũng gây đau? Ung thư phổi có đau không? Nếu có thì đau khi nào, làm thế nào để giảm đau đớn cho người bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên một cách chi tiết nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính với sự xuất hiện và phát triển của các khối u tại phổi, sau đó di căn đến nhiều cơ quan khác.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ hai tại Việt Nam (chỉ đứng sau ung thư gan). Đây là bệnh khó phát hiện, tiến triển và di căn rất nhanh, tỷ lệ chữa khỏi rất thấp và thời gian sống còn lại của người bệnh từ khi phát hiện bệnh là rất ngắn.
Bệnh được phân làm hai nhóm là ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Mức độ nặng của bệnh được chia làm các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn của từng loại ung thư phổi lại có đặc điểm, tiên lượng, phương pháp điều trị…. khác nhau.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi có đau không?
Không phải tự dưng mà các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau cực mạnh lại được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Ước tính, có khoảng 75% bệnh nhân ung thư nói chung phải đối mặt với tình trạng đau mãn tính. Người bệnh ung thư đến một giai đoạn nhất định sẽ luôn luôn bị đau (cơn đau nền, đau mãn tính). Xen kẽ việc đau dai dẳng đó là những đợt đau dữ dội cấp tính.
Vậy ung thư phổi có đau không? Ước tính có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi có hiện tượng đau ngực khi phát hiện bệnh. Mức độ đau tăng lên nhiều lần khi bệnh tiến triển. So với các loại ung thư khác thì ung thư phổi gây ra nhiều đau đớn và khó chịu hơn rất nhiều.
Không chỉ dừng lại ở việc đau ở vùng ngực mà những cơn đau còn xuất hiện ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Bệnh nhân ung thư phổi vừa phải chịu cơn đau do bệnh, vừa phải chịu đau đớn trong quá trình điều trị vì gặp nhiều tác dụng phụ của các phương pháp xạ trị và hóa trị.
Đau đớn chính là triệu chứng điển hình nhất của ung thư phổi giai đoạn muộn. Những cơn đau dữ dội hành hạ người bệnh, làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, làm cơ thể suy kiệt, tâm lý bị đè nặng và có thể trực tiếp dẫn đến cái chết cho bệnh nhân.
Người bệnh ung thư phổi phải chịu rất nhiều đau đớn, đặc biệt là ở giai đoạn cuối
Các loại đau trong ung thư phổi
Phân loại theo thời gian đau
Tương tự như đau trong ung thư nói chung, ung thư phổi cũng có hai loại đau đó là đau cấp tính và đau mạn tính.
- Đau mạn tính: Khi khối u đủ lớn, người bệnh ung thư phổi bị đau âm ỉ, dai dẳng, thời gian đau thường chiếm ít nhất 12 tiếng mỗi ngày. Đau mãn tính ở bệnh nhân ung thư phổi còn được gọi là đau nền.
- Đau cấp tính: Trong nền tảng cơn đau mạn tính, người bệnh sẽ gặp những cơn đau cấp tính, với mức độ đau tăng lên rất nhiều lần. Đau cấp tính thường là do nguyên nhân thứ phát của ung thư, như chảy máu nghiêm trọng trong khối u, đau xương… Các đơn đau này có thời gian hạn chế, có thể dự đoán được. Chúng thường xuất hiện khi có các biểu hiện như tăng nhịp tim, huyết áp cao, đổ mồ hôi, da nhợt nhạt.
Người bệnh bị đau mạn tính với những cơn đau dai dẳng
Phân loại theo nguồn gốc cơn đau
Đau trong ung thư phổi còn được phân loại theo vị trí đau: đau tại lồng ngực và đau ngoài lồng ngực.
- Đau tại lồng ngực là do khối u tại phổi hoặc khối u di căn đến các cơ quan của vùng ngực. Triệu chứng đau tại đây thường xuất hiện đầu tiên. Như đã trình bày ở trên, có khoảng 20% bệnh nhân khi đi khám và được chẩn đoán ung thư phổi đã có biểu hiện đau tức ngực.
- Đau ngoài lồng ngực: là biểu hiện khi khối ung thư đã di căn đến các bộ phận khác ngoài lồng ngực của cơ thể như đau xương (thường gặp ở vùng thắt lưng), đau đầu, đau lan xuống cánh tay.
Nguyên nhân gây đau do ung thư phổi
Các nguyên nhân gây ra các cơn đau cho người bệnh ung thư có thể do khối u hoặc do nguyên nhân khác. Các yếu tố tác động dẫn đến cơn đau của bệnh nhân là:
- Các khối u phát triển to dần, gây chèn ép vào các mô và tổ chức xung quanh trong phổi cũng như tại các cơ quan khác mà chúng di căn đến. Đây là nguyên nhân chủ yếu, chiếm đến 75-80%. Trong đó:
- Đau do di căn đến xương: chiếm khoảng 34% các cơn đau do ung thư phổi
- Đau do khối u pancoast: (khối u pancoast là hậu quả của việc các khối u ở đỉnh phổi xâm lấn đám rối thần kinh cánh tay gây ra triệu chứng đau), chiếm khoảng 31% nguyên nhân gây đau ở người bệnh ung thư phổi do khối u.
- Sự lây lan ung thư vào thành ngực chiếm khoảng 21% nguyên nhân gây đau của bệnh nhân ung thư phổi do khối u.
- Đau do bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điều trị và chẩn đoán: Phẫu thuật loại bỏ khối u, xạ trị, hóa trị, sinh thiết, nội soi cũng là yếu tố góp phần tạo nên những cơn đau của người bệnh (chiếm khoảng 15%). Đây cũng là một trong những lý do khiến bệnh nhân giai đoạn cuối từ chối điều trị.
- Các yếu tố tâm lý: lo lắng, sợ hãi, rối loạn tâm thần, trầm cảm có thể gây đau hoặc làm những cơn đau vốn có tăng lên.
Các triệu chứng khác của ung thư phổi
Không chỉ gây ra các cơn đau mà ung thư phổi còn gây ra nhiều triệu chứng khác như:
- Ho kéo dài, ho có đờm, ho ra máu, cơn ho dai dẳng không dứt.
- Khó thở, thở khò khè, hay bị hụt hơi.
- Khàn tiếng
- Ăn không ngon, sụt cân, mệt mỏi, cơ thể suy kiệt.
- Dễ bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và bệnh tái lại nhiều lần.
- Có những triệu chứng như sụp mí, ngón tay dùi trống...
Không chỉ bị đau mà người bệnh còn gặp nhiều triệu chứng khác
Kiểm soát cơn đau trong ung thư phổi
Nguyên tắc trong kiểm soát cơn đau ở bệnh nhân ung thư phổi
Cần tiếp cận từng bước để kiểm soát cơn đau ở bệnh nhân ung thư dựa trên bậc thang giảm đau 3 bậc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Bậc 1 (cơn đau ở mức độ nhẹ): bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc nhẹ như paracetamol hay giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs).
- Bậc 2 (Cơn đau ở mức độ vừa): Dùng các thuốc giảm đau trung ương yếu, kết hợp với các thuốc giảm đau ngoại biên và thuốc phụ trợ.
- Bậc 3: (Khi người bệnh đau nặng): Dùng thuốc giảm đau trung ương mạnh và thuốc phụ trợ.
Đau là một cảm giác mang tính chủ quan, có những thang đánh giá được mức độ đau nhưng không thể chính xác tuyệt đối. Chính vì vậy, cần cho bệnh nhân dùng từ thuốc áp dụng cho mức độ đau nhẹ. Khi cơn đau không được kiểm soát, người bệnh vẫn đau thì đưa lên dùng thuốc bậc 2 rồi lên bậc 3.
Đồng thời, cần theo dõi sát đáp ứng của của bệnh nhân, rằng cơn đau đã được kiểm soát hay chưa để cân nhắc đổi thuốc, tăng giảm liều (tính liều dùng chính xác cho từng bệnh nhân). Từ đó đảm bảo hiệu quả cao nhất và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Thang giảm đau 3 bậc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Các thuốc dùng để giảm cơn đau trong ung thư phổi
Có hai nhóm thuốc dùng với mục đích giảm nhẹ cơn đau cho người bệnh ung thư đó là thuốc giảm đau opioid và các thuốc phụ trợ.
- Thuốc giảm đau opioid: được phân làm các opioid nhẹ (codein, tramadol) và opioid mạnh (morphin sulfat). Các thuốc này được cân nhắc sử dụng khi các thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol, NSAIDs không mang đến hiệu quả.
- Các thuốc bổ trợ: Dùng để hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả giảm đau, giúp giảm liều của các thuốc giảm đau. Các thuốc được dùng là thuốc giảm co thắt (papaverin, nospa), thuốc giãn cơ (Myonal, mydocalm), thuốc giảm lo âu (diazepam, stablon, olanzapin), thuốc chống trầm cảm (Amitriptyline), thuốc làm giảm đau xương (Biphosphonate) và các corticoid (Prednisolone, dexamethasone, solumedrol..)
Các tác dụng bất lợi có thể gặp khi điều trị đau do ung thư phổi
Tất cả các thuốc trên đều gây rất nhiều tác dụng không mong muốn như thuốc trầm cảm gây lơ mơ, tụt huyết áp tư thế đứng, các corticoid gây rối loạn tâm thần, tiểu đường... Nhưng với bệnh nhân ung thư, tác dụng phụ của các thuốc giảm đau opioid được quan tâm nhất, đó là:
- Buồn nôn, nôn, an thần, táo bón.
- Suy hô hấp: Khi quá liều opioid sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, thở chậm, ngừng thở và dẫn đến tử vong.
Những tác dụng phụ trên chính là nguyên nhân khiến việc dùng opioid để giảm đau cho bệnh nhân ung thư cần đặc biệt cẩn trọng, bắt đầu từ liều thấp và tăng liều một cách từ từ.
Việc dùng thuốc opioid không làm tăng tuổi thọ mà chỉ góp phần giảm những đau đớn cho người bệnh. Thậm chí, còn có những lo ngại về việc dùng các thuốc này sẽ rút ngắn thời gian sống còn lại.
Ung thư phổi là loại bệnh thuộc top những bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Khả năng điều trị khỏi là vô cùng thấp, thời gian sống còn lại của bệnh nhân từ khi phát hiện bệnh cũng còn rất ngắn. Cách tốt nhất và duy nhất để không phải chịu những đau đớn này là phải có những biện pháp phòng ngừa ung thư phổi ngay từ bây giờ.
Thuốc opioid có rất nhiều tác dụng không mong muốn
Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách nào?
Để phòng ngừa ung thư phổi, trước hết cần phải hiểu tường tận nguyên nhân gây ung thư phổi là gì.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi, đó là do khói thuốc, không khí ô nhiễm, các chất độc hại cho phổi như radon, amiăng… Các chất này gây ung thư phổi theo một cơ chế chung đó là gây nhiễm độc phổi (phổi bị suy yếu và tổn thương). Rồi từ đó gây khiến các gen trong tế bào bị hư hỏng và đột biến, từ đó dẫn đến ung thư.
Vì vậy, phương pháp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nhất là chặn đứng con đường dẫn đến ung thư phổi. Để làm được điều đó, chúng ta cần giải độc phổi hiệu quả.
Giải độc phổi là điều bắt buộc phải làm nếu muốn phòng ung thư phổi hiệu quả
Giải độc phổi bằng thảo dược tự nhiên giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả
Giải độc phổi là dùng các biện pháp giúp làm sạch, loại bỏ độc tố, phục hồi chức năng cho phổi đã bị nhiễm độc từ trước đồng thời bảo vệ phổi, ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm. Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc giải độc phổi, tiêu biểu đó là:
Xuyên tâm liên, hoàng cầm, lá oliu, cam thảo Ý
Giúp làm sạch phổi, chống oxy hóa, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Từ đó giúp giải độc cho phổi đã bị nhiễm độc, ngăn ngừa nhiễm độc phổi tiến triển thành ung thư một cách hiệu quả nhất.
Các tác dụng trên đã được y học hiện đại chứng minh. Như với thảo dược hoàng cầm, theo nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do các nguyên nhân bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus.
Cúc tây, xuyên bối mẫu
Cúc tây giúp kích hoạt, tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang. Đai thực bào phế nang có tác dụng phát hiện, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài ngay từ đầu.
Xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển bị tê liệt. Hệ thống lông chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn và đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài.
Các thảo dược trên kết hợp lại sẽ giúp phổi được giải độc một cách tối đa, từ đó phòng ngừa ung thư phổi một cách hiệu quả nhất.
Các thảo dược trên được kết hợp trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ
BoniDetox - bí quyết phòng ngừa ung thư phổi đến từ Mỹ
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nhờ công thức toàn diện là:
Fucoidan ………...………..50mg
Hoàng cầm………...……...50mg
Xuyên tâm liên……..…......50mg
Cam thảo Italia…….……. 50mg
Lá Ô liu………..……...….75mg
Cúc tây ……….……….... 75mg
Xuyên bối mẫu ……….... 100mg
Tỳ bà diệp ……………… 100mg
Bồ công anh ………….…. 50mg
Bạch đàn …………………50mg
Tác dụng phòng ngừa ung thư của BoniDetox không chỉ nhờ các thảo dược giúp giải độc phổi mà yếu tố quan trọng khác quyết định tác dụng này của sản phẩm đó chính là Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó phòng ngừa nguy cơ ung thư cũng như giảm đáng kể sự phát triển khối u và di căn ở bệnh nhân ung thư phổi.
BoniDetox ngăn chặn ung thư phổi toàn diện theo nhiều cơ chế khác nhau
BoniDetox - sản phẩm của công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới
Công nghệ bào chế là một yếu tố quan trọng tạo nên tác dụng vượt trội của BoniDetox.
BoniDetox được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới có trụ sở chính tại Canada. Tập đoàn có nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP đặt tại Mỹ là nhà máy J&E International.
Tại đây, BoniDetox được tạo nên bởi công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới, giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ đó mà chúng dễ dàng được hấp thu một cách tối đa (sinh khả dụng có thể lên tới 100%), giúp hiệu quả ngừa ung thư phổi được phát huy cao nhất.
BoniDetox được khuyên dùng bởi các chuyên gia đầu ngành
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108: “Đau trong bệnh ung thư là những cơn đau nặng nề nhất. Chúng khiến chất lượng cuộc sống thời gian cuối đời của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng. Những cơn đau đó nhiều khi không thuyên giảm dù đã được dùng thuốc giảm đau mạnh nhất như các thuốc opioid”.
“Phòng ngừa ung thư phổi ngay từ bây giờ chính là biện pháp tốt nhất để tránh các cơn đau trên. Lựa chọn hàng đầu của tôi chính là BoniDetox của Mỹ. Sản phẩm này giúp phòng ngừa ung thư phổi nhờ các thảo dược có tác dụng giải độc phổi và fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, đã được kiểm duyệt bởi các tiêu chuẩn khắt khe. Vì vậy tôi rất yên tâm về chất lượng của BoniDetox”.
“Người có nguy cơ ung thư phổi nên dùng BoniDetox với liều từ 2-4 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất”.
Trên đây là câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho cầu hỏi: “Ung thư phổi có đau không?” Biện pháp tốt nhất để không phải chịu những đau đớn do bệnh này gây ra đó là phòng ngừa ung thư phổi ngay từ đâu. Và BoniDetox chính là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
Xem thêm:
Ung thư phổi có chữa được không? Lời khuyên hữu ích dành cho bạn