Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bảng danh sách thực phẩm làm tăng acid uric máu

Thứ ba, 13-12-2016 16:31 PM

Uric acid là sản phẩm sau cùng của chuyển hoá purine. Chế độ ăn uống, đặc biệt sử dụng nhiều thức ăn thịt và cá giàu protein hay purin, có nguy cơ cao dẫn đến tăng acid uric máu và có thể dẫn đến bệnh gút khi nồng độ acid uric vượt quá độ bão hòa và lắng đọng trong các khớp và mô của cơ thể. Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về uric máu và thực phẩm làm tăng uric máu.

 

https://yhoc.co/upload/files/bang-danh-sach-nhung-thuc-pham-giau-purin%201.jpg

 

Acid uric máu là gì?

 Acid uric có công thức C5H4N4O2, có nguồn gốc từ quá trình dị hoá các bazơ purin (adenin và guanidin) của các acid nucleic.

 

Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể bao gồm:

 

  • Các thức ăn chứa đạm (100 - 200 mg/ngày) như thịt, phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, hải sản hoặc những đồ uống có cồn như rượu, bia…

 

  • Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể (600 mg/ngày) 

 

Quá trình tổng hợp acid uric chủ yếu xảy ra ở gan và cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase.

 

Thông thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp acid uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải acid uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.

 

Chỉ số nồng độ acid uric máu bình thường

 Nồng độ acid uric bình thường trong máu

  • Nam: <7,0 mg/dl (hay 420µmol/l)

 

  • Nữ: <6,0 mg/dl (360 µmol/l) 

 

Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420µmol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này.

 

Tăng acid uric máu là gì?

 Khi acid uric trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa, nó có thể kết tinh lại thành các tinh thể urat, lắng đọng ở khớp gây ra cơn gút cấp (bệnh gút- một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat), hoặc lắng đọng tại da, mô mềm tạo thành các hạt tophi.

 

Một người được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn so với giới hạn bình thường (tùy theo chỉ số của mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới). Chỉ số này thường là:

 

+ Nam giới: > 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l)

 

+ Nữ giới:  > 6,0 mg/l (360 micromol/l).

 

Nguyên nhân tăng acid uric máu

Tăng acid uric nguyên phát (bẩm sinh): có tính chất di truyền, liên quan đến rối loạn gen và mang tính gia đình rõ rệt. Có các bất thường về enzym: thiếu hụt enzym HGPRT hoặc do tăng hoạt tính của enzyme PRPP…

 

Tăng acid uric thứ phát:

+ Tăng phân hủy purin đường ngoại sinh do ăn nhiều thức ăn có nhiều purin (thịt, phủ tạng động vật, cá, hải sản)

 

+ Tăng thoái hóa purin theo đường nội sinh do các tế bào trong cơ thể bị phá hủy, gặp trong các bệnh máu ác tính (leukemia, lymphoma), đa hồng cầu, tán huyết, hóa trị liệu trong điều trị ung thư hoặc sau khi dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, pyrazinamide, nicotinamide…

 

+ Giảm thải trừ acid uric qua thận trong các bệnh lý thận, như viêm cầu thận mạn, suy thận mạn…

 

Các dấu hiệu của bệnh tăng acid uric máu

 Tăng acid uric máu thường diễn biến âm thầm ở giai đoạn đầu, không có triệu chứng cho đến khi khởi phát thành các cơn gút cấp trên lâm sàng hoặc gặp các vấn đề về tiểu tiện do thận bị tổn thương.

 

Tình trạng tăng acid uric kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tăng acid uric mạn tính, gút mạn tính và các bệnh lý ở thận rất nguy hiểm.

 

Các triệu chứng của cơn gút cấp:

  • Triệu chứng điển hình là một cơn đau cấp tính, xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ, xung huyết ở một khớp bị tổn thương (chiếm khoảng 85%) xuất hiện sau khi ăn uống quá mức; uống rượu, bia; gắng sức; bị lạnh đột ngột, nhiễm khuẩn...

 

  • Thường gặp nhất là bị đau ở các khớp bàn ngón chân cái, ngón hai và ngón ba của bàn chân (chiếm 75%); 25 % đau ở khớp khuỷu tay (cùi chỏ), gân gót, khớp gối, khớp cổ chân...

 

  • Điểm đặc biệt của cơn gút cấp là càng về khuya, cơn đau khớp càng tăng lên dữ dội. Buổi sáng thức dậy, người bệnh đi lại rất khó khăn, nhiều trường hợp sáng ra không thể nào đi đứng được vì quá đau, lúc này phải có người dìu thì bệnh nhân mới có thể di chuyển được.

 

Chẩn đoán tình trạng tăng acid uric máu

Để xác định người bệnh có bị tăng acid uric máu hay không thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu.

 

Ngoài ra, nếu người bệnh có triệu chứng của bệnh gút thì có thể bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch tích tụ trong khớp của người bệnh bằng cách rút dịch từ khớp để kiểm tra có tinh thể acid uric hay không. Sự xuất hiện của tinh thể acid uric chính là dấu hiệu của bệnh gút.

 

Một số xét nghiệm khác: Chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu để tìm biến chứng thận của bệnh, X-quang khớp bị đau để tìm tổn thương khớp mạn tính.

 

Đối tượng dễ bị tăng acid uric máu

 Acid uric tăng có thể gặp ở bất cứ các đối tượng và độ tuổi nào. Tuy nhiên về cơ bản các đối tượng sau đây dễ mắc phải tình trạng này hơn: 

 

  • Nam giới ở độ tuổi trưởng thành và trung niên

 

  • Người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, rượu, bia

 

  • Người uống nhiều thuốc tim mạch

 

  • Đối tượng từng bị phơi nhiễm chì, thuốc sâu

 

  • Người đang mắc các bệnh như: Thận, cao huyết áp, suy giáp…

 

  • Người thừa cân, béo phì

 

  • Người có chỉ số đường huyết cao

 

Tăng acid uric máu và bệnh Gút có mối liên quan gì?

Bệnh gút (hay bệnh thống phong) là 1 bệnh xương khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây ra lắng đọng tinh thể urat natri ở các mô của cơ thể do tăng acid uric máu.

 

Tuy nhiên, không phải ai bị tăng acid uric máu cũng đều bị gút.

 

Tình trạng tăng acid uric máu chỉ trở thành bệnh Gút thì nồng độ acid uric máu tăng quá cao trong thời gian dài và bắt đầu hình thành các tinh thể urat natri lắng đọng ở các khớp, các mô của cơ thể.

 

Điều trị tăng acid uric máu

Trong trường hợp chỉ tăng acid uric máu đơn độc, không có triệu chứng thì nên tuân theo chỉ dẫn sau:

 

  • Chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao >10-12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự tăng acid uric cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thư gây hủy tế bào nhiều.

 

  • Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric máu ở những trường hợp được dự đoán trước là sẽ có tình trạng tăng acid uric cấp tính như trên.

 

Khi đó lợi ích thu được chủ yếu là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận.

 

Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase như Allopurinol (Zyloric), Tisopurine (Thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase- biệt dược Uricozym).

 

  • Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị gút mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu, vì thuốc tây hạ uric máu là thuốc độc bảng B, rất hại gan và thận.

 

Vai trò của chế độ ăn uống với bệnh nhân tăng acid uric máu

 Cả acid uric nội sinh lẫn ngoại sinh đều sẽ được thận thải ra ngoài, tuy nhiên, lượng acid uric nội sinh tương đối ổn định, nhưng lượng acid uric ngoại sinh sẽ do chế độ ăn uống chi phối. Vì vậy mà chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến biến động của nồng độ acid uric trong máu.

 

Những bệnh nhân đang mắc tăng acid uric máu cần kiểm soát chế độ ăn để hạn kiểm soát lượng acid uric ngoại sinh đưa vào cơ thể và từ đó góp phần cải thiện tình trạng tăng acid uric máu của mình.

 

Phân loại thực phẩm theo hàm lượng purine

Dựa vào hàm lượng purine trong các sản phẩm mà người ta chia thành 3 nhóm thực phẩm: Nhóm A (hàm lượng purine thấp), nhóm B (hàm lượng purine trung bình), Nhóm C (hàm lượng purine cao).

 

Nhóm A: 0-50mg purine mỗi 100 g thực phẩm

- Trái cây, rau: Tất cả các trái cây, rau, ngoại trừ những rau trong nhóm B.

- Các sản phẩm từ sữa như: sữa, kem, sữa chua, kem, phô mai, trứng là các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo.

- Các sản phẩm như bơ, hầu hết các loại dầu nấu ăn, mỡ lợn…

 

 

Nhóm B: 50-150mg purine mỗi 100g thực phẩm

- Gia cầm: gà, vịt, gà tây, ngỗng…

- Các loại thịt đỏ: thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói và xúc xích.

- Cá (ngoại trừ những loài cá trong nhóm c), hàu, vẹm và loài có vỏ khác như tôm, cua…

- Ngũ cốc nguyên cám: Bao gồm cả bột yến mạch, gạo nâu…

- Các loại đậu như: đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan…

- Các loại rau như: súp lơ (bông cải), cải xoăn, rau bina (rau chân vịt), măng tây, trái bơ và nấm…

 

Nhóm C: 150-1000mg purine mỗi 100g thực phẩm

- Các động vật nuôi hoặc ngoài tự nhiên: gà lôi, chim cút, thỏ, thịt thú rừng, nội tạng động vật (thận, tim, lách, gan…) và các thực phẩm từ nội tạng động vật (pate gan, xúc xích…)

- Các sản phẩm từ thịt lên men: nem chua…

- Trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá muối,…

- Sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi, nước mắm,…

 

Bệnh nhân tăng acid uric máu sử dụng thực phẩm chứa purine như thế nào?

Hàm lượng purine có trong các thực phẩm rất khác nhau. Ăn quá nhiều bất kỳ thực phẩm nào chứa nhân purin đều có nguy cơ gây tăng acid uric máu. Đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm thuộc nhóm C.

 

Tuy nhiên, chất đạm là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

 

Nguyên tắc sử dụng thực phẩm của những người tăng acid uric máu là không được loại bỏ hoàn toàn đạm ra khỏi khẩu phần ăn nhưng cũng không nên vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh).

 

Vì vậy hãy tự cân đối bữa ăn của mình hoặc tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ bác sĩ điều trị của mình.

 

Tuy nhiên, việc kiểm soát chế độ ăn hầu như chỉ có thể giữ cho nồng độ acid uric máu của bệnh nhân không tăng. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân tăng acid uric máu đã tiến triển thành Gút, các biến chứng Gút hoặc nồng độ acid uric máu tại thời điểm hiện tại quá cao… bệnh nhân cần phải thực hiện các biện pháp đưa nồng độ acid uric máu về mức ổn định.

 

BoniGut- Tuyệt chiêu giúp hạ uric máu hiệu quả.

Với người mắc bệnh gút, để giảm acid uric trong máu và đưa chỉ số này về mức an toàn bình thường thì ngoài việc tuân thủ đúng những nguyên tắc trong chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm không tốt thì sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là giải pháp an toàn và hiệu quả đáng tin cậy. Tiêu biểu nhất trong dòng sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh gút là BoniGut của Mỹ và Canada.

 

Nhờ công thức thành phần toàn diện với 12 thảo dược quý bao gồm: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, ngưu bàng tử, trạch tả, mã đề… BoniGut mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh gút:

 

+ Giúp giảm nồng độ acid uric trong máu hiệu quả theo 3 cơ chế tác động: giảm tổng hợp acid uric trong cơ thể, tăng đào thải acid uric ra bên ngoài qua đường niệu và trung hòa acid uric ở trong máu.

 

+ Giúp chống viêm, giảm đau, giảm tái phát cơn gút cấp, hạn chế các biểu hiện sưng đau khó chịu của bệnh gút.

 

+ Giúp bảo vệ xương khớp, chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do gây hại ở trong cơ thể.

 

+ Giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang, sức khỏe đường tiết niệu.

 

Đánh giá của người dùng khi sử dụng BoniGut

Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao từ những bệnh nhân trực tiếp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp mọi người có thể tham khảo:

 

Chú Viên Văn Lộc, 65 tuổi, ở căn hộ D, tầng 13 tháp A, chung cư 18 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0945113136:

 

Chú Lộc phải dùng colchicin liên tục vì những cơn đau gút cấp tới liên tục nhưng lần nào dùng chú cũng bị tiêu chảy, acid uric đo được 605µmol/l. Chú phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở vì cứ ăn vào là đau liên tục. Từng có ý định tự tử vì gút, may mắn thay khi biết tới và sử dụng đều đặn BoniGut, không những cơn đau không còn, chú không cần phải sử dụng Colchicin nữa mà acid uric cũng chỉ còn 342µmol/l.

 

chú viên văn lộc dùng bonigut

 

Chú Trần Văn Bân (61 tuổi, ở xóm 8, Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định, điện thoại: 035.415.3352 / 02283.753.779):

 

Acid uric khi mới phát hiện ra là 590µmol/l, cứ 15- 20 ngày lại bị đau 1 lần, lần nào chú cũng phải uống thuốc giảm đau 3-4 ngày mới hết, đến năm thứ 2 bị gút thì ngón chân cái và đầu gối của chú bắt đầu xuất hiện hạt tophi. Kể từ ngày sử dụng BoniGut, không những chú không phải sử dụng thuốc tây vì không còn đau nữa mà acid uric cũng chỉ còn 320µmol/l, chú có thể ăn uống thoải mái hơn.

 

chú trần văn bân dùng bonigut

 

Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi, ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, điện thoại: 0369.063.881:

 

Chú bị gút từ năm 1990, mỗi tháng đều đau 20 ngày, thậm chí có lần còn đau 50 ngày mới dứt, acid uric có khi lên tới 720 µmol/l, đau đớn khủng khiếp. Thế mà từ ngày dùng BoniGut, bệnh đã đỡ hẳn, cơn đau thưa, giảm dần , chú đã có thể đi đứng lại bình thường, thậm chí chạy bộ được, acid uric chỉ còn 256µmol/l. Đặc biệt chú không cần ăn uống kiêng khem khổ sở như trước nữa rồi

 

chú phạm văn hường dùng bonigut

 

Để sản phẩm BoniGut  phát huy được hiệu quả nhất, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng, liệu trình cụ thể như sau:

 

+ Ngày uống từ 4-6 viên, chia 2 lần

 

+ Liệu trình ít nhất 3 tháng để thấy rõ hiệu quả

 

BoniGut được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania

Địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044.

 

 

Mời các bạn xem thêm:

 

.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm