Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (2020)

Thứ tư, 26-02-2020 15:53 PM

Bệnh gút (gout) là một bệnh thường gặp ở nam giới trung niên, trước đây được coi là bệnh của nhà giàu bởi chỉ những người có điều kiện ăn nhiều đồ đạm mới bị. Tuy nhiên, ngày nay, do lối sống thiếu khoa học, bệnh gout dần được trẻ hóa. Không chỉ gây đau đớn, bệnh gút còn dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh gút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chế độ ăn uống và các biện pháp điều trị tốt nhất? Đọc bài viết sau đây để tìm hiểu thêm nhé.

 

Nội dung

  1. Bệnh gút là gì?
  2. Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?
  3. Đối tượng nguy cơ
  4. Chế độ ăn cho người bệnh gout
  5. Triệu chứng của bệnh gút
  6. Biến chứng của bệnh gút
  7. Nhiều bệnh dễ bị nhầm lẫn với gout
  8. Khi nghi ngờ bệnh gout cần làm những xét nghiệm gì?
  9. Điều trị bệnh gút
  10. Giải pháp cho bệnh gút từ thảo dược

 

1. Bệnh gút là gì?

Khái niệm về bệnh gout

Gút (gout) là bệnh khớp vi tinh thể, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, gây lắng đọng tinh thể natri urat ở các mô, gây các cơn đau gout cấp và các biến chứng trên thận và khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới ở tuổi trung niên, một số ít gặp ở phụ nữ đã mãn kinh. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ người trẻ tuổi bị gút ngày một tăng cao.

 

Gút (gout) là bệnh khớp vi tinh thể, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp 

 

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout là một bệnh lý mãn tính, hiện nay trên thế giới chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh này. Mục tiêu điều trị bệnh gout là giảm đau trong cơn gout cấp, đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn, làm giảm tần suất cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng trên thận và khớp. Khi chúng ta có phương pháp điều trị đúng, tuân thủ điều trị và có lối sống khoa học, các mục tiêu kể trên sẽ dễ dàng đạt được.

2. Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Nguyên nhân nguyên phát

  • Yếu tố di truyền: khoảng 40%  bệnh nhân  gút có tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh gút.
  • Yếu tố thức ăn: Nguyên nhân do uống quá nhiều rượu bia, ăn đồ giàu nhân purin. Và cũng có mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric máu.

 

Uống nhiều bia rượu dễ bị bệnh gut

 

Nguyên nhân thứ phát

  • Suy thận làm giảm mức độ lọc acid uric của cầu thận nói chung.
  • Các bệnh khác: Bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp, đa u tủy xương...), vảy nến, suy cận giáp, suy giáp, chấn thương.
  • Dùng thuốc lợi tiểu như nhóm Furosemid, Thiazid, Acetazolamid… hoặc dùng thuốc thuộc nhóm corticoid, thuốc điều trị lao, thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính.
  • Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.

3. Đối tượng nguy cơ

Từ các nguyên nhân bệnh gút trên, có những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ  bị bệnh gout như:

  • Nam giới ngoài 35 tuổi hoặc phụ nữ đã mãn kinh
  • Người có tiền sử gia đình có người bị gút
  • Người béo phì ( có chỉ số BMI>25), lười vận động thể lực
  • Người uống rượu bia thường xuyên, chế độ ăn đồ giàu đạm như thịt chó, thịt bò, hải sản, nội tạng động vật...
  • Người có các bệnh lý trên thận như suy thận
  • Người dùng thuốc làm tăng acid uric trong máu
  • Người có các bệnh chuyển hóa mắc kèm như tiểu đường, rối loạn mỡ máu… hay các bệnh về máu (bạch cầu cấp)

 

4. Chế độ ăn cho người bệnh gout

Bệnh gout phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh được cải thiện tốt hơn và nhanh hơn. Nếu người bệnh không kiêng khem, dù có dùng thuốc bệnh cũng khó cải thiện. Một số lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh gout như sau:

Những thực phẩm người bệnh gout nên tránh

  • Tuyệt đối không uống rượu, bia. Cồn (ethanol) trong rượu bia làm ức chế thải acid uric qua thận. Ngoài ra trong bia còn chứa rất nhiều nhân purin do đó nhiều người bị khởi phát ngay sau khi chỉ  uống một chút bia.
  • Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như :Hải sản, thịt chó, các loại thịt có màu đỏ như (thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, ốc...;
  • Kiêng tối đa các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn,gà lộn...
  • Kiêng tất cả các loại thực phẩm đang trong quá trình phát triển nhanh như : măng tre, nấm, giá…
  • Hạn chế những thực phẩm giàu đạm khác như: Đạm động vật nói chung như: thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...; cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch...  các loại đậu hạt (đậu hà lan, đậu đỏ, đậu xanh…)

 

-	Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như :Hải sản, thịt chó, các loại thịt có màu đỏ như (thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, ốc...;

 

Những thực phẩm người bệnh gout nên ăn

  • Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, táo, lê, nho…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hóa biến thể đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
  • Uống đủ nước: Bổ sung cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, nên uống nước khoáng, không uống nước có ga hay cafein.

Thực đơn cho người bệnh gout

Bạn có thể dựa trên trên danh sách những thực phẩm người bệnh gout nên ăn và không nên ăn để tự điều chỉnh thực đơn hàng ngày cho người bệnh gout. Một thực đơn mẫu có thể tham khảo như:

Bữa sáng: Ngũ cốc nguyên hạt với sữa ít đường hoặc sữa ít béo/Bún thịt/Bánh cuốn thịt (150g) + 5 quả dâu tây tươi/chuối/xoài + Nước lọc

Bữa trưa: Cơm 1 bát nhỏ (150g) + Gà rang/giò chay/tôm chay (50g) + Salad rau xanh hoặc canh rau (200g)

Bữa xế: Dưa hấu/nhãn (200g) + Nước khoáng

Bữa tối: Cơm (150g) + Lạc, vừng rang/tôm (50g) + Đậu xanh luộc/ canh bí xanh/ su hào xào (200g) + Xoài chín/dưa lưới (200g) + Sữa chua ít đường + 1 ly trà thảo dược.

`

5. Triệu chứng của bệnh gút

Cơn gút cấp:

  • Xuất hiện đột ngột vào ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn ngón chân.
  • Khớp đau ghê gớm, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, đau làm mất ngủ. Kèm triệu chứng mệt mỏi, đôi khi sốt 38 – 38.5 độ C, có thể có rét run.

 

Xuất hiện đột ngột vào ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn ngón chân.

 

  • Khớp sưng to, nóng, đỏ, đau dữ dội, phù nề, căng bóng và ngày càng tăng. Va chạm nhẹ cũng rất đau, khiến bệnh nhân không đi được. Các cơn đau thường thay đổi vị trí theo thứ tự: bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp.
  • Ngoài khớp ra, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị thương tổn.
  • Cơn gout cấp có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ. Hết cơn, khớp trở lại bình thường.
  • Không phải tất cả các bệnh nhân đều gặp cơn đau dữ dội như trên, nhiều người chỉ gặp thể nhẹ, kín đáo, đau ít vì thế nên dễ bị bỏ qua.

Biểu hiện của lắng đọng urat:

  • Tophi: Thường xuất hiện muộn, hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng, khối lượng và có thể loét.
  • Bệnh khớp do urat: xuất hiện chậm. Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sưng to vừa phải, không đối xứng, cũng có thể có tophi kèm theo.

 

Bệnh khớp do urat: xuất hiện chậm. Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sưng to vừa phải, không đối xứng, cũng có thể có tophi kèm theo

 

 

6. Biến chứng của bệnh gút

Nhiều người nghĩ đơn giản bệnh gout chỉ gây đau đớn, cố chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau là được. Tuy nhiên, bệnh nguy hiểm hơn nhiều, nếu để acid uric trong máu tăng cao kéo dài, lâu dần các muối urat lắng đọng tại các tổ chức, chúng lắng đọng ở đâu sẽ gây những tổn thương và các biến chứng nguy hiểm ở đó:

Tàn phế

Hạt tophi sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp, các khớp không co duỗi được.

Khi hạt tophi quá lớn, bị vỡ, rò rỉ muối urat khiến vết thương khó liền, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm trùng tại vị trí tophi bị vỡ rất khó điều trị, nếu không được điều trị đúng cách kịp thời, bệnh nhân có thể bị tháo khớp hoặc cắt cụt chi.

Hủy hoại thận

Muối urat lắng đọng tại hệ  tiết niệu lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận. Chính những tổn thương nhu mô thận làm suy giảm trầm trọng chức năng thận, lâu dần dẫn đến suy thận. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gout, có thể dẫn đến tử vong.

 

Muối urat lắng đọng tại hệ  tiết niệu lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận. Chính những tổn thương nhu mô thận làm suy giảm trầm trọng chức năng thận, lâu dần dẫn đến suy thận. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gout, có thể dẫn đến tử vong.

 

Khi bệnh gout có biến chứng trên thận, bệnh trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Vì vậy, người bệnh gout ngoài kiểm tra acid uric trong máu định kỳ cũng cần kiểm tra thêm chức năng thận, từ đó có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời

Đột quỵ

Các tinh thể muối urat còn có thể bị lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra tổn thương trong hệ mạch, tích tụ ở mạch máu não… Khi phát hiện được thì đã rất nguy hiểm và khó điều trị, nhiều trường hợp đã dẫn tới tử vong.

 

7. Nhiều bệnh dễ bị nhầm lẫn với gout

Một số bệnh có biểu hiện tương tự bệnh gout nhưng bản chất, nguyên nhân và cách điều trị lại khác hoàn toàn. Một số bệnh như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh giả gout
  • Thoái hóa khớp
  • Bệnh thấp tim

Vì vậy, khi nghi ngờ bị gout bạn nên đi khám sớm để có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị bệnh chính xác nhất.

 

8. Khi nghi ngờ bệnh gout cần làm những xét nghiệm gì?

Nhiều người nghĩ khi có các triệu chứng bệnh gout, chỉ cần kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, mức độ nặng nhẹ và các biến chứng kèm theo, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm:

− Nồng độ acid uric trong máu, tuy nhiên khoảng 40% bệnh nhân có cơn gút cấp nhưng acid uric máu bình thường.

− Định lượng acid uric niệu 24 giờ: Nếu acid uric niệu tăng dễ gây sỏi thận và không được chỉ định nhóm thuốc tăng đào thải acid uric.

− Xét nghiệm dịch khớp: Tìm muối urat trong dịch khớp. Ngoài ra, trong dịch khớp bị viêm giàu tế bào (> 2000 tb/mm3 ) chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

− Một số xét nghiệm khác: tốc độ máu lắng tăng, CRP bình thường hoặc tăng... Ngoài ra, bác sĩ sẽ chụp Xquang khớp: giai đoạn đầu của bệnh thấy khớp bình thường, nếu muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương...

9. Điều trị bệnh gút

Nguyên tắc

Nguyên tắc chung đó là cần kết hợp giữa điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp và kiểm soát acid uric, giữ acid uric trong ngưỡng an toàn từ đó làm giảm tần suất cơn gút cấp, ngăn các biến chứng của bệnh trên thận và khớp.

Điều trị nội khoa

  • Thuốc chống viêm: Các thuốc chống viêm giảm đau trong cơn gút cấp thường dùng nhất là colchicin, các thuốc thuộc nhóm NSAIDs (Indomethacin, Naproxen, Piroxicam, Diclofenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib,...) Một số trường hợp sẽ dùng thêm thuốc thuộc nhóm coricoid. Các thuốc này có đặc điểm giúp giảm đau nhanh nhưng không làm hạ acid uric trong máu, nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa, gan, thận, thậm chí các thuốc nhóm corticoid còn làm tăng thêm acid uric, về lâu dài khiến bệnh nặng hơn.
  • Thuốc hạ acid uric gồm các thuốc ức chế tạo acid uric trong máu (allopurinol, febuxostat…) và thuốc tăng thải acid uric trong máu qua thận (Probenecid, Sunfinpyrazol, Benzbriodaron…) Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ, chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24 giờ, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi, cần rất thận trọng trong chỉ định và sử dụng.

 

Các thuốc chống viêm giảm đau trong cơn gút cấp thường dùng nhất là colchicin, các thuốc thuộc nhóm NSAIDs (Indomethacin, Naproxen, Piroxicam, Diclofenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib,...)

 

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi chỉ được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophi hoặc trong trường hợp hạt tophi lớn gây hạn chế vận động, sự co duỗi các khớp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tác động làm vỡ các hạt tophi, khi hạt bị vỡ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để có các biện pháp chống nhiễm trùng.

 

10. Giải pháp cho bệnh gút từ thảo dược

Bệnh gout là một bệnh lý mãn tính, cần điều trị suốt đời. Với những tác dụng bất lợi mà thuốc tây đem lại, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến gan, thận, dạ dày và các chức năng khác của cơ thể.

Xu hướng hiện nay đó là dùng các thảo dược vừa có tác dụng tốt vừa an toàn không có tác dụng phụ. Một số các thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ acid uric trong máu như:

Quả anh đào đen (Black cherry)

Trong quả anh đào chứa nhiều anthocyanins (chất chống oxy hóa rất mạnh), chất xơ, và các yếu tố vi lượng. Bột anh đào đen giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả nhờ tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase. Đây là enzym tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa các protein nhân purin trong cơ thể thành acid uric. Ức chế enzym này giúp ức chế hình thành acid uric trong máu, từ đó giúp hạ acid uric máu hiệu quả.

 

Quả anh đào đen (Black cherry)

 

Tác dụng giúp hạ acid uric của quả anh đào đen đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi đại học y khoa Boston (Mỹ) năm 2008. Nghiên cứu được thực hiện trên 634 bệnh nhân gút, được chia làm 2 nhóm, 1 nhóm dùng bột anh đào đen, nhóm còn lại được dùng giả dược.

Kết quả: Nhóm dùng bột anh đào đen thì tỉ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60%,  100% bệnh nhân hạ acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.  Ngoài ra, anh đào đen cũng đã được chứng minh về tác dụng giúp chống viêm tuyệt vời của mình.

Chính vì vậy, anh đào đen đã được ứng dụng để giúp hạ acid uric máu đồng thời giảm đau, giảm viên khớp trong bệnh gút.

Hạt cần tây (Celery seed)

Hạt cần tây được coi là một cứu cánh tuyệt vời cho người bệnh gout khi nó giúp làm hạ acid uric máu hiệu quả một cách toàn diện nhất, vừa ức chế enzyme xanthine oxidase, vừa lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric qua đường thận, vừa có tính kiềm làm trung hòa acid uric trong máu.

Không chỉ vậy, hạt cần tây còn giúp chống viêm giảm đau hiệu quả do ức chế chọn lọc enzyme COX-2 (enzyme tham gia tổng hợp các chất gây viêm).

Với các tác dụng kể trên, hạt cần tây được ứng dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.

Hạt nhãn

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, dịch chiết từ hạt nhãn có chứa hàm lượng cao các polyphenol như corilagin, acid galic và acid ellagic có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase tương tự hạt cần tây và quả anh đào đen, giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả.

 

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, dịch chiết từ hạt nhãn có chứa hàm lượng cao các polyphenol như corilagin, acid galic và acid ellagic có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase tương tự hạt cần tây và quả anh đào đen, giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả.

 

BoniGut - Tối ưu tác dụng nhờ kết hợp các thảo dược kinh điển trong hỗ trợ điều trị bệnh gút

BoniGut được nhập khẩu từ Canada và Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có sự kết hợp của các thảo dược trên là quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn. Nhờ công thức toàn diện như vậy, BoniGut giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả theo cả 3 cơ chế:

  • Ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó ức chế  chuyển hóa tạo thành acid uric trong cơ thể từ các protein có nhân purin.
  • Trung hòa acid uric trong máu
  • Tăng thải acid uric trong máu qua thận

Không chỉ vậy, BoniGut còn chứa các thành phần giúp lợi tiểu như bách xù, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề, các thành phần giúp chống viêm giảm đau hiệu quả như gừng, xích ma, húng tây, bạc hà.

 

Thành phần BoniGut

 

Từ đó BoniGut giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả, đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn, làm giảm mức độ đau, giảm tần suất các cơn gút cấp, ngăn ngừa các biến chứng trên thận và khớp.

BoniGut hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

BoniGut được sản xuất bởi tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới

BoniGut là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn GMP - tiêu chuẩn  thực hành sản xuất tốt của:

- FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)

- Health Canada (Bộ y tế Canada)

- NSF International (Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

Các hoạt chất trong dược liệu được chiết xuất bằng quy trình hiện đại, giữ lại các chất có tác dụng, loại bỏ các tạp chất.

Đặc biệt, BoniGut được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer- đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước siêu nano, đồng nhất và ổn định, giúp cơ thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.

 

Công dụng của BoniGut

 

BoniGut được phân phối bởi công ty Botania - thương hiệu dược phẩm hàng đầu Việt Nam

BoniGut được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania. Thành lập và hoạt động trên thị trường 12 năm nay, với những đóng góp thiết thực cho xã hội cùng các sản phẩm an toàn, hiệu quả, góp phần phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, vừa qua công ty Botania đã vinh dự nhận giải thưởng: “Cúp vàng vì sức khỏe cộng đồng”  lần thứ 4 do Hiệp Hội thực phẩm Chức năng Việt Nam (VAFF) xét tặng.

Ngoài ra, công ty Botania đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý khác trong đó phải kể tới một thành tích đáng ngưỡng mộ khi năm 2018 đã lọt “TOP 10 thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng” do Trung tâm chống hàng giả, Hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu thành phố Hà Nội trao tặng.

Nhờ hiệu quả vượt trội, sản phẩm BoniGut cũng đã nhận được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do PGs.Ts Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng năm 2017.

 

Giấy chứng nhận Giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng"  2017

 

Bonigut - Bí quyết chiến thắng bệnh gout của nhiều người

Chỉ những người bị bệnh gút mới thấm thía được nỗi khổ do nó mang lại. Sau rất nhiều năm khổ sở với căn bệnh này, hàng ngàn các bác các chú đã lựa chọn BoniGut cho bản thân, cải thiện bệnh một cách nhanh chóng, đơn giản và an toàn.

Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi, ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, số điện thoại: 0369.063.881

 

Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi, ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, số điện thoại: 0369.063.881

 

Chú bị gút từ năm 1990, mỗi tháng đau 1 lần kéo dài 20 ngày nhưng có đợt đau nhiều nhất kéo dài đến 50 ngày. Lúc đó chú cũng không biết bệnh gút là gì, đau thì dùng thuốc giảm đau thôi. Chú đau dữ dội, nhất là vào ban đêm, không đi được mà phải chống nạng. Đi khám acid uric trong máu lên tới 720 chú mới biết mình bị gút. Đau như vậy nên chú cũng đi khắp nơi để chữa, từ đông y tới tây y, từ bệnh viện đến các thầy thuốc gia truyền, cũng làm theo các cách chữa bệnh gout tại nhà trên mạng mà bệnh không hề thuyên giảm. Dùng nhiều loại thuốc như thế, bệnh không đỡ mà còn bị thêm xuất huyết dạ dày. Vì trụ cột gia đình là chú đã mắc bệnh này nên kinh tế gia đình sa sút, nhà còn được xếp vào hộ nghèo của xã.

Tình cờ chú biết đến BoniGut, tìm hiểu thấy rất nhiều người gần chú dùng tốt, lại từ thảo dược tự nhiên nên không có tác dụng phụ, chú quyết định dùng thử. Chỉ sau 3 tháng, bệnh của chú đã giảm được đến 80%, chú mừng lắm. Acid uric cũng về 256 micromol/L, không còn đau và cũng không cần phải kiêng khem như trước nữa. Kinh tế gia đình từ đó cũng đi lên nhiều. Chú tiếp tục dùng BoniGut đến nay đã được hơn 2 năm để duy trì tình trạng ổn định, ngăn cơn gút cấp quay lại.

Bác Nguyễn Đức Sửa 68 tuổi ở số 164 đường D2 phố Lê Thanh tổ 4, p.Bắc Cường, tp Lào Cai, số điện thoại: 0777.619.449

 

Bác Nguyễn Đức Sửa 68 tuổi ở số 164 đường D2 phố Lê Thanh tổ 4, p.Bắc Cường, tp Lào Cai, số điện thoại: 0777.619.449

 

Bác bị gút cũng được hơn 10 năm, đau đến mức không đi lại được,  acid uric lên tới 535µmol/l, từ 3 tháng mới đau 1 lần cơn đau cứ một ngày lại dày lên, 2 tháng đau 1 lần và có thời gian 1 tháng đau tới 2 lần. Trước bác dùng thuốc tây chỉ cần 1-2 ngày là đỡ mà về sau có khi cũng phải 1 tuần mới hết đau. Có thời gian bác dùng thêm một vài loại thuốc nam thì thấy cơn đau có giãn nhưng về sau đi khám acid uric lại tăng lên tới 721, và mắt cá chân, mu bàn chân còn mọc thêm 2,3 cục tophi.

Bác cũng từng đọc nhiều thông tin về sản phẩm BoniGut của Canada và Mỹ mà nhiều người bảo hiệu quả lắm nhưng bác chưa tin vì dùng nhiều loại rồi không đỡ, bác nghĩ tất cả chỉ là quảng cáo. Cho đến khi gặp và nói chuyện với người thật việc thật đã dùng BoniGut cho hiệu quả tốt bác mới tin và bắt đầu dùng.

Không ngờ chỉ sau 3 tháng, bác không còn đau gì nữa, acid uric trong máu cũng giảm từ 721 xuống 480 µmol/l. Dùng thêm 2 tháng nữa thì acid uric đã giảm xuống còn 390,1 µmol/l, hạt tophi cũng bắt đầu nhỏ dần, bác ăn uống thoải mái hơn. Hiện tại bác đã giới thiệu BoniGut cho rất nhiều người bị gút như bác.

Bác Trần Đức Thế, 71 tuổi, ở số 143 Trần Khánh Dư-Phường Lộc Vượng-TP Nam Định- tỉnh Nam Định, số điện thoại:  0912.187.539

 

Bác Trần Đức Thế, 71 tuổi, ở số 143 Trần Khánh Dư-Phường Lộc Vượng-TP Nam Định- tỉnh Nam Định, số điện thoại:  0912.187.539

 

Bác nguyên là Chi cục trưởng chi cục thuế huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Trước đây, công việc của bác phải đi công tác và tiếp khách ở nhiều nơi, rượu bia là không thể tránh khỏi, bệnh gút cũng vì thế mà đến với bác.

Bị gút 1997, bác đau dữ dội không thể đi được, acid uric lên tới 612µmol/l. Bác chạy chữa khắp nơi, dùng nhiều loại thuốc từ thuốc nam tới bắc nhưng không đỡ đau, đi cả bệnh viện lớn điều trị thấy cũng đỡ đau nhưng xuất viện được một thời gian thì đau lại. Không chỉ đau mà  bác còn bị hạt urat kết đọng ở mắt cá chân trái, khiến chân bị biến dạng, vận động khó khăn nên bác phải đi mổ nạo urat. Cho dù bác ăn uống kiêng khem rất kĩ và thường xuyên uống colchicin nhưng bệnh cũng không thuyên giảm mà ngày càng nặng.

Từ ngày dùng BoniGut với liều 4 viên/ngày, trong 4 tháng đầu bác thấy bệnh gút ổn định nhất từ lúc bị tới khi đó, không có 1 cơn đau hay nhức mỏi gì. Sau thấy tốt rồi, bác giảm liều xuống 2 viên/ngày, cả 1 năm sau đó bác không bị đau đớn gì nên bác không phải chung sống với colchicin như trước nữa, acid uric cũng 300µmol/l. Nhiều lần gặp gỡ bạn bè, có uống thêm chút bia, ăn ít đồ đạm mà bác cũng không thấy đau đớn gì nữa. Hiện tại bác vẫn đang dùng đều BoniGut để duy trì tình trạng ổn định bởi bác biết đây là bệnh mạn tính rồi.

 

BoniGut - nhận được sự tin tưởng của nhiều chuyên gia đầu ngành

Với ưu điểm vượt trội của mình, và hiệu quả thực tế trên bệnh nhân, BoniGut đã được rất nhiều các bác sĩ và các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Thầy thuốc Nhân dân, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Bệnh gút là bệnh lý mãn tĩnh, người dùng phải chung sống với nó lâu dài. Với việc dùng thuốc tây đem lại nhiều tác dụng bất lợi, nhất là dùng trong thời gian dài thì nguy cơ người bệnh phải đối mặt với tác dụng phụ sẽ rất cao. Với bệnh gút, xu hướng hiện nay là sử dụng những sản phẩm từ thảo dược vừa an toàn vừa hiệu quả. Một số loại thảo dược tiêu biểu là quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn. Những thảo dược có tác dụng lợi tiểu cũng  đem lại hiệu quả rất tốt trong việc hạ acid uric trong máu.

Vấn đề lớn nhất đặt ra đó là làm thế nào để có thể kết hợp các thảo dược này với nhau, làm sao để cơ thể hấp thu được tất cả các hoạt chất trong chúng. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ chiết xuất,  bào chế tiên tiến và tối ưu nhất. Rất may hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm BoniGut của Canada và Mỹ, kết hợp các loại thảo dược tự nhiên, được sản xuất bởi công nghệ hiện đại giúp cải thiện bệnh gút an toàn hiệu quả.

Với liều 4-6 viên/ngày, người bệnh dùng đều đặn hàng ngày sẽ hạ được acid uric hiệu quả sau 2-3 tháng, còn cơn đau đã giãn ra, giảm mức độ đau chỉ sau 1-2 tháng”.

BoniGut được phân phối tại Việt Nam Bởi công ty Botania

Địa chỉ: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Dược sĩ tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) - - 0984.464.844 - (Giờ hành chính từ 8h - 12h sáng, từ 1h30 - 6h30 chiều)

 

Xem thêm:

Đẩy lui bệnh gút, rút hết cơn đau

Bệnh nhân gút đang lạm dụng thuốc giảm đau

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm