Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những cách chữa bệnh gút hiệu quả để không bị cơn gút cấp hành hạ

Thứ hai, 23-03-2020 16:03 PM

Mục lục [Ẩn]

Bệnh gút và những đợt cấp của nó sẽ mãi đeo bám hành hạ người bệnh nếu như không có phương pháp điều trị hiệu quả. Cơn đau gút có thể khiến những người đàn ông gan lì nhất cũng phải bật khóc. Vậy làm sao để đẩy lùi cơn gút cấp, cách chữa bệnh gút tại nhà hiệu quả là gì, câu trả lời đầy đủ nhất có trong bài viết dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé.

Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất

 

Những thông tin cần biết về bệnh gút

Bệnh gút là gì?

Gút là một bệnh thuộc nhóm bệnh do rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm chính là tăng acid uric trong máu dẫn tới lắng đọng các tinh thể natri urat tại dịch khớp hoặc mô, từ đó gây ra các cơn viêm khớp (cơn gút cấp) và các biến chứng trên thận và khớp.

Nguyên nhân bệnh gút

Bệnh gút gây ra bởi nhiều nguyên nhân như yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, béo phì, bệnh thận,  thay đổi nội tiết trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh… Trong đó, nguyên nhân do chế độ ăn uống không phù hợp là thường gặp nhất.

Những ai dễ bị gút?

Những người dễ bị gút là người có một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

  • Đàn ông trung và cao niên, phụ nữ đã mãn kinh
  • Có người thân bị gút
  • Người có thói quen ăn đồ giàu đạm, uống rượu bia.
  • Chức năng thải acid uric của thận suy giảm: bệnh suy thận
  • Người dùng một số thuốc gây tăng acid uric trong máu như: thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc điều trị ung thư, thuốc thuộc nhóm corticoid...
  • Người béo phì.

 

Người có thói quen uống rượu bia dễ bị gút

Người có thói quen uống rượu bia dễ bị gút

Dấu hiệu bệnh gút

Cơn gút cấp có những dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Cơn đau thường xuất hiện sau một bữa ăn giàu đạm, uống rượu bia hoặc sau chấn thương, phẫu thuật. Xuất hiện đột ngột và dữ dội hơn vào ban đêm.
  • Thường gặp ở các khớp ở chi dưới như: ngón chân cái, đầu gối, bàn ngón chân, ngoài ra còn có thể gặp tại các khớp ngón tay, khuỷu tay.
  • Khớp đau dữ dội đến cực độ, bỏng rát, khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Tuy nhiên cũng có trường hợp đau kín, đau nhẹ chỉ sưng nhức, dễ bị bỏ qua.
  • Đáp ứng tốt với thuốc colchicin, các triệu chứng viêm thuyên giảm sau 48 giờ.

Cách chữa bệnh gút dân gian

Có nhiều cách trị gút dân gian, chủ yếu là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như:

 

Trạch tả

Trạch tả là một vị thuốc đông y, có tác dụng lợi tiểu mạnh, giúp tăng thải acid uric qua thận, từ đó làm hạ acid uric, góp phần cải thiện bệnh gút. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng hạ đường huyết, huyết áp, hạ cholesterol máu.

 

Hạt mã đề

Trong đông y hạt mã đề có tên là xa tiền tử, có tác dụng lợi tiểu, tăng bài tiết acid uric, giúp hạ acid uric máu hiệu quả. Ngoài ra, hạt mã đề cũng có tác dụng hạ huyết áp. Bạn có thể kết hợp vị thuốc này và một số vị thuốc cổ truyền khác như trạch tả để tăng cường tác dụng.

 

Lá tía tô

Người bệnh gút thường được khuyên kết hợp lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày. Người ta đã tìm ra được các chất có tác dụng tốt hạ acid uric trong lá tía tô theo cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase (đây là enzym tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa tạo acid uric trong cơ thể). Vậy cải thiện bệnh gút bằng lá tía tô như thế nào? Bạn có thể:

  • Ăn sống hoặc trong chế biến món ăn
  • Xay hoặc giã lọc lấy nước uống

Người bệnh gút được khuyên dùng lá tía tô thường xuyên

Người bệnh gút được khuyên dùng lá tía tô thường xuyên

 

Các thảo dược trên khi dùng riêng lẻ thường không có tác dụng hoặc tác dụng không đáng kể. Từ xưa đến nay, các bài thuốc đông y sẽ cần phải kết hợp nhiều vị thuốc, hiệp đồng tác dụng thì mới mang lại hiệu quả cho bệnh nhân. Hơn nữa, việc tự ý đun, sắc thảo dược sẽ không thể đảm bảo được hàm lượng hoạt chất đủ để mang lại kết quả.

 

Các cách chữa bệnh gút theo y học hiện đại

Mục tiêu điều trị bệnh gút đó là giảm đau khi có cơn gút cấp và đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng muối urat, làm giảm tần suất cơn gút cấp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm trên thận và khớp. Vì vậy, y học hiện đại kết hợp 2 nhóm thuốc để điều trị bệnh gút là nhóm chống viêm giảm đau và nhóm hạ acid uric trong máu.

 

Nhóm thuốc chống viêm giảm đau

  • Colchicine: Đây là thuốc đặc hiệu cho bệnh gút, được dùng để chống viêm khi bị đau gút cấp, để làm test chẩn đoán bệnh gút và điều trị dự phòng. Thuốc cho tác dụng nhanh nhưng có rất nhiều tác dụng phụ. Tình trạng tiêu chảy rất phổ biến ở những người uống colchicin, nhiều người không dùng được thuốc này vì bị tiêu chảy nặng, cần phải dùng các  thuốc khác để thay thế.

Colchicin được dùng khi có cơn đau gút cấp

Colchicin được dùng khi có cơn đau gút cấp

 

  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs): Các thuốc nhóm này thường được dùng đơn độc hoặc phối hợp với colchicin, có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh. Một số thuốc thường dùng là Diclofenac, meloxicam, piroxicam, celecoxib. Chú ý, không được phối hợp thuốc trong nhóm này với nhau hoặc với thuốc nhóm corticoid vì sẽ làm tăng tác dụng phụ trên dạ dày.
  • Corticosteroid: Chỉ được dùng cho những bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dùng được các thuốc nhóm NSAIDs và colchicin, những bệnh nhân lệ thuộc corticoid. Thuốc này có tác dụng nhanh, nhưng lại làm tăng acid uric trong máu và rất nhiều tác dụng phụ khác trên tiêu hóa, nội tiết, chuyển hóa...

 

Nhóm thuốc hạ acid uric trong máu

Nhóm này được chia thành 2 nhóm nhỏ với cơ chế khác nhau:

  • Nhóm ức chế enzyme xanthine oxidase:  Hiện nay hay dùng allopurinol và febuxostat. Trong đó, febuxostat là thuốc mới điều trị bệnh gout, hạn chế được một số tác dụng phụ của allopurinol. Tuy nhiên thuốc vẫn có rất nhiều tác dụng không mong muốn như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, phù, phát ban, hại gan thận...
  • Nhóm tăng thải acid uric: probenecid có tác dụng tăng thải acid uric qua thận và ức chế hấp thụ ở ống thận, làm giảm acid uric máu, tuy nhiên lại  làm tăng acid uric niệu. Một thuốc khác là thuốc tiêu acid uric (biệt dược là Uricozym). Đây là enzym uricase có tác dụng chuyển acid uric thành allantoin có độ hòa tan cao và dễ dàng thải ra ngoài cơ thể. Các thuốc này rất ít khi được dùng, phải được thăm khám kĩ và điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ trong bệnh viện do gây rất nhiều tác dụng bất lợi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Thuốc tây tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ

Thuốc tây tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ

 

Các thuốc trên đều là thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không được tự ý mua về sử dụng để tránh những hậu quả khôn lường về sau.

Điều chỉnh lối sống để khắc chế bệnh gút

Bệnh gút cải thiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bởi nếu có lối sống không phù hợp sẽ làm tăng các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh gút. Vì vậy, người bệnh gút cần:

  • Kiêng tất cả các thực phẩm giàu nhân purin như: thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt ngựa…), hải sản, nội tạng động vật.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác.
  • Kiêng các loại thực vật đang trong quá trình phát triển nhanh như măng, nấm, giá đỗ.
  • Hạn chế các loại thực phẩm như các loại đậu hạt, các một số loại thịt như thịt lợn, thịt gà, trứng vịt/cút lộn…
  • Nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, các nguyên tố vi lượng.
  • Tập thể dục thường xuyên, giảm cân (nếu béo phì). Tuy nhiên cần lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, tránh các môn thể thao vận động mạnh và hay va chạm như bóng đá, bóng rổ, cầu lông...

Người bệnh cần kiêng tất cả các loại thịt đỏ

Người bệnh cần kiêng tất cả các loại thịt đỏ

 

Hạt cần tây - món quà từ thiên nhiên dành cho người bệnh gút

Cần tây có tên khoa học là Apium graveolens. Tại phương tây, hạt của loại cây này từ lâu đã được biết đến có tác dụng rất tốt cho người bệnh gút. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hạt cần tây tác dụng trên người bệnh gút qua rất nhiều cơ chế khác nhau:

Giúp hạ acid uric hiệu quả theo cả 3 cơ chế:

  • Ức chế enzym Xanthin oxidase (XO) nhờ thành phần 3-n-butylphthalide, vitamin K, folate, vitamin A, kali, vitamin C. Xanthine oxidase  là enzym tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa các protein nhân purin trong cơ thể  để tạo thành acid uric. Nếu enzym này hoạt động quá mức sẽ dẫn tới tăng acid uric máu và có liên quan chặt chẽ tới bệnh gút. Vì vậy, ức chế hoạt động của Xanthin oxidase sẽ giúp hạ acid uric trong máu đáng kể.
  • Trung hòa acid uric máu do hạt cần tây có tính kiềm.
  • Tăng thải acid uric theo đường nước tiểu nhờ hạt cần tây có tác dụng lợi tiểu.

Hạt cần tây - khắc tinh của bệnh gút

Hạt cần tây - khắc tinh của bệnh gút

 

Giúp chống viêm giảm đau trong cơn gút cấp

Hạt cần tây có tác dụng ức chế COX-2 (cyclooxygenase-2) là enzyme tham gia tổng hợp các chất  trung gian gây viêm do đó giúp giảm sưng, đau các khớp, giúp cơn gút cấp qua nhanh hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland, College Park (Hoa Kỳ), người bệnh mỗi ngày chỉ cần dùng 1/4 - 1/2 thìa cà phê hạt cần tây hòa trong nước ấm (hoặc sữa), hay nghiền nhỏ hạt rồi hãm với nước sôi khoảng 5 - 10 phút để uống, như vậy có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.

Tuy nhiên, mua hạt cần tây ở đâu là tốt nhất để tránh dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng? Có cách nào để tiện dùng hơn, tránh được mùi khó chịu của loại hạt này?

Bonigut - giải pháp tối ưu cho người bệnh gút từ hạt cần tây và nhiều loại thảo dược quý

BoniGut là được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, có sự kết hợp của hạt cần tây và các loại thảo thảo dược tự nhiên, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, từ đó mang đến tác dụng tốt nhất cho người bệnh gút.

BoniGut - Chắt lọc những tinh hoa từ tự nhiên

Bonigut là sự kết hợp hoàn hảo giữa hạt cần tây và nhiều loại dược liệu có tác dụng rất tốt cho người bệnh gút như:

  • Quả anh đào đen và hạt nhãn: kết hợp với hạt cần tây ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó tăng cường tác dụng hạ acid uric trong máu.
  • Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: là các vị dược liệu giúp lợi tiểu, kết hợp với hạt cần tây để tăng đào thải acid uric qua thận.
  • Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Giúp chống viêm hiệu quả, từ đó hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau khi có cơn gút cấp.

Các thành phần trên đều được trải qua quy trình chiết xuất hiện đại, giữ lại những chất có tác dụng, loại bỏ những tạp chất, thu nhỏ lại bằng viên Bonigut tiện dùng.

BoniGut - công thức toàn diện mang giúp hạ acid uric và chống viêm giảm đau hiệu quả

BoniGut - công thức toàn diện giúp hạ acid uric và chống viêm giảm đau hiệu quả

 

BoniGut - tinh hoa tự nhiên được nâng cấp bằng công nghệ hiện đại

Bonigut là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Đây là tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có uy tín hàng đầu thế giới.

Hai nhà máy của tập đoàn là nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  đặt tại Canada và nhà máy J&E International đặt tại Mỹ đều đã đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của:

  • FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)
  • Health Canada ( Bộ y tế Canada)
  • NSF International ( Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

Tại hai nhà máy này, BoniGut được tạo nên bởi công nghệ microfluidizer- công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra những phân tử hạt siêu nhỏ có kích thước nano. Từ đó giúp cơ thể hấp thu tối đa, sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất

Hàng ngàn bệnh nhân có cuộc sống tốt hơn khi không bị cơn gút cấp hành hạ

 

Bác Nguyễn Ngọc Điệp trong căn nhà ở số 10/155 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, tp Huế, điện thoại: 0913273746

Giờ bác Điệp đã ăn uống thoải mái hơn nhờ BoniGut

Giờ bác Điệp đã ăn uống thoải mái hơn nhờ BoniGut

 

"Bác đã bị những cơn gút cấp hành hạ 15 năm, cứ nửa tháng hoặc 1 tháng bác đau 1 lần. Acid uric lên tới 686µmol/l hồi tháng 11/2017. Bác dùng Colchicin và allopurinol thì bị tiểu buốt kèm tiêu chảy, nổi mẩn khắp người. Acid uric trong máu thì không giảm. Bác dùng BoniGut với liều 4 viên/ngày, chỉ sau 2 tháng acid uric đã về được 472µmol/l. Bác dùng thêm 1 tháng thì acid uric về chỉ còn  301µmol/L. Đồng thời, bác không bị đau nữa, ăn uống cũng thoải mái hơn nhiều."

Chú Nguyễn Y Khoa, 65 tuổi, ở thôn Đậu, xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội, số điện thoại: 0382.638.616

 

Chú Khoa đã không còn bị các cơn gút cấp hành hạ

Chú Khoa đã không còn bị các cơn gút cấp hành hạ

 

"Chú bị gút từ năm 2010, bàn chân sưng phù to, ấn lõm như quả đu đủ chín, acid uric là 560 µmol/L. Dùng thuốc tây chú bị dị ứng nổi mẩn đỏ cả người, dùng đông y chú bị phù chân, da chân sạm, đen sì. Từ ngày chuyển sang dùng BoniGut, chỉ sau 3 tháng acid uric đã về 415µmol/L đồng thời chú không bị đau nữa, ngày nào cũng đi bộ, tập thể dục bình thường, ăn uống cũng bớt phải kiêng khem hơn so với trước. Tính đến nay, chú đã dùng gút  được khoảng 8 năm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào."

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi (hiện đang công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, điện thoại: 0395.960.710)

Anh Dương không còn cơn gút cấp, acid uric cũng về an toàn

Anh Dương không còn cơn gút cấp, acid uric cũng về an toàn

 

"Anh bị gút từ 2013, cơn đau tái phát không dứt, cứ 3,4 hôm lại đau 1 trận, chỉ số acid uric của anh lên đến 780 µmol/L. Dùng thuốc tây chỉ số acid uric của anh luôn trong khoảng 600µmol/L. Anh dùng thêm thuốc nam đắp cũng ko đỡ đau. Chân a gần như liệt, sưng húp, phải nhập viện. Đến cuối 2015 anh bắt đầu dùng BoniGut với liều 4 viên/ngày. Chỉ sau 3 lọ anh đã không đau dữ dội như trước nữa, chỉ số acid uric cũng luôn được giữ trong khoảng 400 µmol/L."

Bonigut - được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y, bệnh viện Quân đội trung ương 108  cho biết: "Với bệnh gút, người bệnh không chỉ cần dùng thuốc giảm đau mà về lâu dài cần hạ acid uric trong máu để ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp và phòng ngừa biến chứng bệnh gút. Trong tự nhiên đã có rất nhiều các thảo dược được dùng cho bệnh gút. Đông y thì hay dùng các thảo dược có tính lợi tiểu như trạch tả, hạt mã đề. Tại các nước châu Âu và châu Mỹ, người ta dùng quả anh đào đen, hạt cần tây, bách xù và cũng dùng các loại giống y học phương đông là mã đề, trạch tả, gừng, tầm ma…

Các dược liệu này khi dùng riêng lẻ sẽ có tác dụng nhưng không đem lại hiệu quả tối ưu. Để tốt nhất, cần kết hợp các dược liệu với nhau theo một tỉ lệ thích hợp.

Tôi lựa chọn BoniGut cho bệnh nhân của mình bởi tính ưu việt mà nó mang lại: kết hợp rất nhiều các thảo dược như anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, bách xù, trạch tả, gừng, bạc hà… Điều quan trọng là sản phẩm này được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, giúp tối ưu hóa tác dụng của các thảo dược này. Ngoài ra, BoniGut còn được sản xuất tại Canada và Mỹ, đây là 2 nước có sự kiểm soát rất chặt chẽ về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy, tôi hoàn toàn yên tâm về chất lượng, hiệu quả của BoniGut và khuyên dùng cho bệnh nhân của mình."

 

Trên đây là toàn bộ những cách chữa bệnh gút theo dân gian và y học hiện đại, đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu, giúp cải thiện bệnh một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích, giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn trong quá trình chiến đấu với căn bệnh này, chúc bạn thành công!

 

Xem thêm:

Bệnh gút làm gì để vĩnh viễn không đau?

Bệnh gút và chế độ ăn uống

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm