Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nguyên nhân tiểu buốt, hiểu để có biện pháp xử trí đúng cách

Thứ năm, 23-04-2020 11:22 AM

Mục lục [Ẩn]

 

 Tiểu buốt không chỉ đơn thuần là hiện tượng rối loạn đường tiểu do vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn… mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều mối nguy hiểm khôn lường với sức khỏe người bệnh, do đó việc nắm rõ nguyên nhân tiểu buốt là điểm mấu chốt giúp lựa chọn giải pháp xử trí và điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân tiểu buốt.

 

Tiểu buốt là gì?

   Tiểu buốt hay đái buốt là tình trạng người bệnh cảm thấy nóng rát và đau buốt ở niệu đạo mỗi khi đi tiểu tiện. Cơn đau do tiểu buốt thường bắt nguồn từ niệu đạo, bàng quang và vùng đáy chậu.

   Đây là một triệu chứng nguy hiểm và là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.

 

Tiểu buốt

Tiểu buốt

 

Nguyên nhân tiểu buốt

   Tiểu buốt có thể xảy ra ở cả Nam và Nữ nhưng nữ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do cấu tạo của ống niệu đạo của nữ ngắn hơn của nam giới rất nhiều.

Tiểu buốt có thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

 

  • Nguyên nhân tiểu buốt không do bệnh lý

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm và mặc đồ chung với người bị bệnh tiểu buốt.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh khiến vi khuẩn cư trú gây tổn thương bàng quang và đường tiết niệu dẫn tới hiện tượng tiểu buốt.
  • Sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh dẫn tới tác dụng phụ gây kích thích bàng quang sinh ra tình trạng tiểu buốt.

 

  • Nguyên nhân tiểu buốt do bệnh lý

  • Viêm đường tiết niệu:

   Viêm đường tiết niệu bao gồm viêm niệu đạo và viêm bàng quang. Bệnh có triệu chứng điển hình là tiểu buốt, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai nồng, cảm giác ngày càng tăng nặng có thể lẫn máu tươi trong nước tiểu.

   Đây là căn bệnh hàng đầu gây nên chứng đi đái buốt.

   Bệnh nếu không sớm chữa trị có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, tổn thương thận…

 

  • Viêm thận, viêm bể thận:

   Đây là tình trạng viêm nhiễm ngược dòng từ bàng quang dẫn tới viêm thận, viêm bể thận kích thích lên bàng quang gây tiểu buốt, tiểu nhiều lần, sốt và rất nguy hiểm nếu viêm thận cấp không được cấp cứu kịp thời.

   Căn bệnh này đa phần diễn ra âm thầm không rõ các triệu chứng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng viêm thận cấp. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của thận, gây suy giảm khả năng lọc máu, có thể dẫn đến suy thận.

 

Nguyên nhân tiểu buốt do viêm thận thường có triệu chứng đau thắt lưng

Nguyên nhân tiểu buốt do viêm thận thường có triệu chứng đau thắt lưng

 

  • Sỏi đường tiết niệu:

   Các bệnh lý sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo thường gây ra chứng tiểu buốt khi kích thước sỏi lớn và có nhiễm khuẩn kèm theo chứng tiểu rắt, tiểu ra mủ, nước tiểu có lẫn máu, đau buốt khi đi tiểu, cơ thể sốt, hạ huyết áp.

 

  • Viêm âm đạo ở nữ giới:

   Chị em phụ nữ có nguy cơ bị viêm âm đạo rất cao với các triệu chứng như: đau nhức, ngứa ngáy ở âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, đi tiểu đau buốt…

   Viêm âm đạo nếu không sớm điều trị sẽ  ảnh hưởng rất lớn đến đời sống quan hệ tình dục, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

 

Nguyên nhân tiểu buốt do viêm âm đạo ở nữ giới

Nguyên nhân tiểu buốt do viêm âm đạo ở nữ giới

 

  • Viêm tuyến tiền liệt:

   Viêm tuyến tiền liệt thường gặp ở những người đàn ông trung niên, bệnh được chia làm 3 loại, tùy vào tình trạng và nguyên nhân như: viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng như: đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt và đau râm ran ở vùng bụng dưới.

   Bệnh viêm tuyến tiền liệt nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, ảnh hưởng đến nhiều căn bệnh về đường tiết niệu khác.

 

Nguyên nhân tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt

Nguyên nhân tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt

 

  • Phì đại tuyến tiền liệt:

  Phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên và cao niên. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây chèn ép lên niệu đạo gây chứng tiểu nhiều, tiểu bị buốt, nước tiểu ra lắt nhắt, nhỏ giọt…

 

  • Các bệnh lây qua đường tình dục:

    Những người bị mắc bệnh lậu thường có triệu chứng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, chảy mủ tại cơ quan sinh dục, thấy xuất hiện dịch mủ trắng đục trong nước tiểu do vi khuẩn lậu xâm nhập gây tổn thương niệu đạo.

     Nguyên nhân gây bệnh lậu chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra còn do các yếu tố tiếp xúc gián tiếp. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Chị em phụ nữ khi mang thai nếu bị bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

 

Xử trí tiểu buốt ra sao?

Ngay khi có triệu chứng đầu tiên người bệnh lưu ý không uống bất kỳ một loại thuốc nào trước khi thăm khám bệnh.  Người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và xét nghiệm nước tiểu tìm vi trùng gây bệnh.

Nếu sốt tới 40oC, cần phải nằm lại bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt. Vì vậy, chỉ khi xác định được đúng nguyên nhân và dùng đúng phác đồ điều trị thì chứng đái buốt mới có thể được điều trị dứt điểm.

 

Điều trị tiểu buốt nói chung

   Nguyên nhân tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiểu:

 

   Trường hợp này có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm kết hợp với thuốc kháng sinh. Tùy mức độ nhiễm trùng đơn giản hay phức tạp mà cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc sẽ khác nhau. Đối với trường hợp đơn giản, bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh dạng uống trong một thời gian ngắn. Một số loại kháng sinh thường dùng trong trường hợp này: Trimethoprim, Fosfomycin, nhóm thuốc beta-lactam…

 

Nguyên nhân tiểu buốt do bệnh lý lây truyền qua đường tình dục:

 

   Nhiều bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu, herpes… gây ra triệu chứng tiểu buốt. Tùy từng bệnh sẽ có những loại thuốc riêng và cách điều trị riêng. Bên cạnh đó bạn cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh tái phát bệnh.

 

Nguyên nhân tiểu buốt do sỏi tiết niệu, sỏi thận:

   Tùy vào kích thước sỏi và vị trí sỏi trên đường tiểu mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

 

Nguyên nhân khác gây tiểu buốt

  Nếu tiểu buốt là tác dụng phụ do sử dụng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ của bạn để được thay đổi thuốc khác phù hợp. Nếu nguyên nhân là do sử dụng sản phẩm gây kích ứng như một số dung dịch vệ sinh… có thể thay thế bằng loại khác.

 

Điều trị tiểu buốt ở nam giới

   Với nam giới gặp phải chứng tiểu buốt. Nếu bạn đang ở độ tuổi ngoài 40, nguyên nhân tiểu buốt hàng đầu là do các bệnh lý ở tuyến tiền liệt, đặc biệt là bệnh viêm tiền liệt tuyến và phì đại tiền liệt tuyến.

 

   Khi bị phì đại tiền liệt tuyến, việc điều trị không chỉ dừng lại ở việc điều trị tiểu buốt mà còn cần làm giảm kích thước tuyến tiền liệt bằng việc sử dụng các thuốc nội khoa hoặc sử dụng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa.

 

  • Điều trị nội khoa phì đại tuyến tiền liệt

 

Trong trường hợp này bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc như nhóm thuốc ức chế 5 alpha reductase (Finasteride, Dutasteride), nhóm thuốc chẹn 5 alpha- adrenergic (Alfuzosin, Prazosin, Tamsasmin, Terazosin, Doxazosin), nhóm thuốc ức chế Phosphodiesterase-5 (Tadalafil), hoặc kết hợp 2 nhóm thuốc với nhau.

 

  • Điều trị ngoại khoa phì đại tuyến tiền liệt

    Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng hoặc việc sử dụng thuốc không cho đáp ứng tốt, có thể bạn sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật).

   Phương pháp phẫu thuật sẽ được lựa chọn dựa vào kích thước khối u, giai đoạn phát triển của bệnh và cách trị liệu có sẵn ở trong nước.

   Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y cần rất thận trọng, không lạm dụng thuốc, không sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ do có nguy cơ cao gặp các tác dụng phụ, gây suy giảm chức năng của thận, dẫn tới suy giảm sinh lý. Trong khi đó, phương pháp phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp khá tốn kém và để lại nhiều nguy cơ biến chứng hậu phẫu và vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.

 

Giải pháp hoàn hảo khắc phục tiểu buốt do phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới từ thảo dược thiên nhiên.

 

   Các chuyên gia cho biết, bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường được chia thành 2 giai đoạn gồm giai đoạn không cần điều trị thuốc và giai đoạn cần có tác động của thuốc và các biện pháp can thiệp.

   Phì đại tuyến tiền liệt, nếu có thể thì hạn chế sử dụng thuốc do các thuốc điều trị bệnh này cho tới nay đều cần sử dụng trong thời gian dài, hơn nữa, một vài loại thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không làm giảm kích thước phì đại của tuyến.

   Dù được điều trị bằng thuốc hay không thì những bệnh nhân mắc phì đại tuyến tiền liệt nên tìm tới sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ làm co nhỏ tuyến tiền liệt phì đại và cải thiện bệnh u xơ tuyến tiền liệt mà lại an toàn, hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

BoniMen với thành phần 100% thảo dược, được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm thảo dược giúp làm giảm kích thước tiền liệt tuyến: Cây cọ lùn, vỏ cây anh đào châu Phi
  • Nhóm làm giảm triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến và viêm đường tiết niệu: Hạt bí đỏ, Lycopene 5%, Bồ công anh, Lá tầm ma, Uva Ursi, Nam việt quất, lá Buchu
  • Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: Vitamin E, Vitamin B6, Kẽm, Đồng (Gluconate), Selenium (Chelate)

  Đặc biệt hơn, thành phần của BoniMen có chứa chiết xuất dầu hạt bí đỏ. Đây là thành phần quan trọng có chứa hoạt chất delta 7 – phytosterol, giúp hỗ trợ điều trị u xơ phì đại tiền liệt tuyến và cải thiện một số triệu chứng đường tiểu như tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt do một số tác dụng:

  • Giúp giảm viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt.
  • Hỗ trợ giảm kích thước u xơ phì đại tiền liệt tuyến.
  • Giúp giãn cơ trơn tiền liệt tuyến và cổ bàng quang nên cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bệnh.

 

Hạt bí đỏ là một thành phần đặc biệt của BoniMen

Hạt bí đỏ là một thành phần đặc biệt của BoniMen

 

   Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu rằng mỗi ngày ăn khoảng 50 gram hạt bí đỏ giúp phòng ngừa nguy cơ viêm dẫn đến bị u xơ phì đại tiền liệt tuyến, ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Hạt bí đỏ giàu hàm lượng axit béo tăng chức năng bài tiết hormon của tiền liệt tuyến, triệt tiêu các yếu tố gây viêm.

   Nhờ vậy mà BoniMen giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Giúp giảm các triệu chứng của u xơ phì đại lành tính tuyến tiền liệt và viêm đường tiết niệu: Tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…

 

Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniMen

“BoniMen có tốt không? BoniMen có hiệu quả không?” chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị và mới bắt đầu sử dụng BoniMen. Để trả lời câu hỏi này mời quý bạn đọc theo dõi lời phản hồi của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm BoniMen ở phần dưới đây:

 

Bác Nguyễn Dương Giáp, 86 tuổi. Địa chỉ: số 68, phố Phúc Minh, p. Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

“Bác bị phì đại tuyến tiền liệt với nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi lắm, kinh khủng nhất là tiểu khó, cảm giác như có cái gì đó chắn ngang đường tiểu, muốn đi lắm mà bất lực. Mỗi lần đi vệ sinh là bác phải lấy hết sức hết đà rặn, mồ hôi toát ra thấm ướt cả áo mà vẫn chưa xong, đi rồi mà vẫn cảm thấy chưa hết, bí bách và tức tối vô cùng. Mỗi đêm sục sạo khoảng 5-6 lần như thế, thành ra bác mắc thêm luôn cả bệnh mất ngủ. Lúc mới bị bệnh, bác có qua bệnh viện Y học cổ truyền khám, kích thước tiền liệt tuyến tầm 45 gam. Bác dùng đủ loại cả tây lẫn ta mà không đỡ, thậm chí 2 năm sau bác đo lại kích thước tiền liệt tuyến còn tăng vọt lên hơn 60 gam. Hồi đầu năm 2017, bác tình cờ biết được sản phẩm BoniMen của Mỹ và Canada khi nghe đài, thấy hay hay nên bác ra ngay hiệu thuốc mua về dùng. Sau khi uống 3-4 lọ các triệu chứng tiểu khó, tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu không tự chủ thuyên giảm rõ rệt. Mỗi đêm, bác chỉ còn thức dậy đi tiểu 2- 3 lần nữa thôi, đi tiểu nhẹ nhàng, không gấp, không phải rặn khó nhọc như trước nữa. Sau 3 tháng thì các triệu chứng của bệnh đã hết hẳn. Kích thước chỉ còn 30 gam, còn tiểu đêm bác sĩ bảo như vậy là bình thường ở tuổi này.”

 

 Bác Nguyễn Dương Giáp, 86 tuổi

Bác Nguyễn Dương Giáp, 86 tuổi

 

Ông Trần Công Cẩm, 79 tuổi.  Địa chỉ: tổ 6, thôn Thạch Nham Tây, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, tp. Đà Nẵng. SĐT 0934.770.134

 

“Tôi bị tiểu đêm từ năm 70 tuổi, mỗi đêm đi tiểu 4-5 lần, lần nào đi cũng gần 10 phút mới xong. Dần dà còn xuất hiện thêm triệu chứng bí tiểu, đau gần bàng quang khi buồn tiểu, giống hệt như tình trạng bể đầy mà vòi tắc không chảy được, khó chịu vô cùng. Ngày 10/10/2016, thể tích tiền liệt tuyến là 92ml, nhưng tới ngày 20/2/2017 đã tăng lên tới 99ml, và tới ngày 17/4/2017 tôi đo tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng thì đã là 109 ml rồi. Một lần tình cờ đọc bài giới thiệu sản phẩm BoniMen của Mỹ và Canada nên tôi mua về dùng thử. Mới được chưa đầy 1 tháng mà tiểu đêm đã giảm rõ rệt chỉ còn 2 lần, tiểu thoải mái, thông thoáng. Sau 3 tháng, tôi đi đo lại kích thước tuyến, kết quả tốt đến không ngờ, chỉ còn 66ml.”

 

Ông Trần Công Cẩm, 79 tuổi

Ông Trần Công Cẩm, 79 tuổi

 

Chú Lê Trọng Tín, 70 tuổi ở xóm Trung Nam, xã Trung Lệ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

“Chú mắc phì đại tuyến tiền liệt hơn chục năm rồi. Triệu chứng nặng lắm: Tiểu khó, dòng tiểu yếu, có khi phải đứng rặn 5-10 phút mới đi được, tiểu không hết, tiểu rắt, rồi còn tiểu đêm nữa. Đi viện thì thấy bác sĩ kết luận chú bị phì đại tiền liệt tuyến, kích thước 30 gr nhưng lại chèn đúng vào đường niệu nên ảnh hưởng nặng nề, rồi kê cho chú 2 tháng thuốc tây để uống. Nhưng uống hết đợt mà các triệu chứng không giảm nhiều, đi khám lại kích thước vẫn thế. Chú cũng thử một đợt 3-4 tháng liền thuốc nam nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, thậm chí thời điểm tháng 7 năm 2018 còn bị tăng lên đến tận 40 gam (gấp đôi bình thường). May mắn thay, đầu T8/2018, chú tình cờ lên mạng và đọc được thông tin về BoniMen dành cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ra nhà thuốc mua về uống thử. Chỉ dùng đến lọ thứ 3 thôi là các triệu chứng đã cải thiện rõ rệt: Đi tiểu dễ hơn, không phải rặn nữa, số lần đi tiểu đêm giảm chỉ còn 3 lần. Sau gần 2 tháng thì các triệu chứng hết hẳn từ tiểu rắt, tiểu khó, chú cũng không còn bị đi tiểu đêm nữa, dòng tiểu to, bình thường. Vào T7/2019 chú khám định kỳ sức khỏe thì kích thước lúc này chỉ còn có 18 gam thôi, không còn bị phì đại nữa.”

 

Chú Lê Trọng Tín, 70 tuổi

Chú Lê Trọng Tín, 70 tuổi

 

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân tiểu buốt như vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh, bệnh lý viêm đường tiết niệu, viêm thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, viêm âm đạo… Với nam giới ở độ tuổi ngoài 40 mà gặp tình trạng tiểu buốt, nguyên nhân thường gặp nhất là do phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt. Xử trí tình trạng này không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát tiểu buốt mà còn phải giảm được kích thước tuyến tiền liệt. Người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chuyên khoa và điều trị đúng cách, bên cạnh đó nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược thiên nhiên BoniMen của Mỹ và Canada.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm