Đái buốt gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng này kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc và cách chữa đái buốt theo dân gian được nhiều người sử dụng.
Đái buốt là gì?
Đái buốt (tiểu buốt, khó tiểu) là triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu.
Nguyên nhân gây đái buốt đái rắt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân đái buốt thường xuất phát từ 2 yếu tố là nguyên nhân bệnh lý và không bệnh lý:
Nguyên nhân không phải bệnh lý gây đái buốt
+ Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
+ Dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm và mặc đồ chung với người bị bệnh tiểu buốt.
+ Tinh thần thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, stress.
+ Quan hệ tình dục không lành mạnh khiến vi khuẩn cư trú gây tổn thương bàng quang và đường tiết niệu dẫn tới hiện tượng tiểu buốt.
+ Sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh dẫn tới tác dụng phụ gây kích thích bàng quang sinh ra tình trạng tiểu buốt.
Nguyên nhân bệnh lý gây đái buốt
Theo BS Hoàng Đình Chân (BV Ung bướu Hưng Việt - Hà Nội) thì hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng tiểu buốt ít nhất một lần trong đời. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh cần hết sức lưu ý bởi đây là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm sau:
+ Viêm đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân chính gây tiểu buốt, 80% căn nguyên gây bệnh là do vi khuẩn E.coli, Proteus, tụ cầu hoại sinh, vi khuẩn lậu,...
+ Sỏi thận: Khi trong thận có sỏi sẽ cản trở dòng nước tiểu thoát xuống dưới niệu quản bàng quang gây tiểu buốt.
+ Viêm bể thận: Thận có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bài tiết nước tiểu, do đó khi thận bị viêm nhiễm người bệnh thường gặp phải tình trạng tiểu buốt.
+ Viêm bàng quang: Nguyên nhân đi tiểu buốt có thể do viêm bàng quang, tình trạng nhiễm khuẩn khiến người bệnh có cảm giác đi tiểu bỏng rát, tiểu từng chút một và bị đau xương mu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, tổn thương thận khó điều trị.
+ Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt:
Trong cơ thể, khi nước tiểu muốn thoát ra ngoài cần đi qua tuyến tiền liệt. Do vậy, nếu tuyến liệt bị viêm hoặc phì đại sẽ khiến dòng tiểu khó lưu thông và thoát ra ngoài gây tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới.
Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở những nam giới tuổi trung niên, tuy không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
+ Bị bệnh lậu:
Quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới việc bị lây nhiễm bệnh xã hội, cụ thể là bệnh lậu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt kèm theo mủ.
Triệu chứng đái buốt
Ngoài triệu chứng đi tiểu đau buốt, nóng rát thì dựa vào từng nguyên nhân người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể khác:
-
Luôn muốn đi tiểu nhưng mỗi khi đi tiểu lại đau buốt đường tiết niệu nhất là khi dòng tiểu gần hết.
-
Đau khi quan hệ nhất là ở nữ giới.
-
Nhiều người bị đái buốt kèm theo màu nước tiểu đục, có chất nhầy từ niệu đạo, ở phụ nữ có khí hư màu vàng hoặc xanh.
-
Nếu bị viêm nhiễm nặng người bệnh có thể bị sốt cao trên 38 độ C, kèm theo các hiện tượng đau buốt thắt lưng, sốt rét.
Cách chữa đái buốt theo dân gian
Dân gian xưa lưu truyền lại rất nhiều bài thuốc từ thảo dược tự nhiên có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu buốt hiệu quả mà người bệnh mắc đái buốt có thể tham khảo:
Bí xanh
Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát con, gọt vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống. Cũng có thể gọt vỏ ăn sống, ăn được bao nhiêu thì tùy. Áp dụng một trong 2 cách trên trong 10 ngày, bệnh sẽ giảm.
Nếu cách trên bạn cảm thấy khó ăn có thể luộc bí xanh ăn hàng ngày và uống nước. Đây là cách giảm đái rắt, đái buốt hiệu quả trong trường hợp bệnh mới phát.
Củ sắn dây
Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống hằng ngày. Loại bột này tuy không trắng và mịn bằng bột sắn lọc nhưng mát và công hiệu hơn.
Bèo cái
Lấy bèo cái bỏ rễ, lá thài lài, rễ cỏ tranh và lá mã đề, mỗi thứ một nắm, cho vào nồi sao vàng và úp xuống chỗ đất đã quét sạch. Đợi cho nguội, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Khi dùng có thể thêm đường cho dễ uống.
Da vàng mề gà
Lấy độ 20 cái da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội.
Ngoài ra chế độ ăn cần ăn thêm một số thực phẩm như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…
Mồng tơi
Mồng tơi là loại rau được sử dụng làm món ăn hàng ngày. Bạn có thể nấu canh hoặc luộc, giúp thanh nhiệt giải độc. Bên cạnh đó mồng tơi còn được coi như là loại thuốc điều trị chứng đái rắt đái buốt rất hiệu quả.
Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh đái rắt.
Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) kiên trì một thời gian sẽ cải thiện tình trạng đái buốt.
Hiệu quả của cách chữa đái buốt theo dân gian ra sao?
Các bài thuốc dân gian chữa đái buốt được lưu truyền trong dân gian từ hàng ngàn đời nay và đã giải quyết được tình trạng đái buốt của khá nhiều người. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian này chỉ phát huy được hiệu quả khi:
-
Các vị dược liệu được sơ chế đúng cách
-
Liều lượng các vị dược liệu trong bài thuốc được gia giảm phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân
-
Dùng đúng liều lượng, không được lạm dụng quá nhiều.
Ngoài ra, các bài thuốc dân gian này chỉ giải quyết triệu chứng đái buốt mà không tấn công chính xác vào nguyên nhân gây đái buốt ở các đối tượng khác nhau. Vì vậy đôi người bệnh hết đái buốt nhưng lại rất dễ tái lại mà vẫn chưa biết nguyên do tại sao.
Cách loại bỏ tiểu buốt khác ngoài các bài thuốc dân gian?
Để có thể giải quyết tình trạng tiểu buốt của mình, tốt nhất bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân tiểu buốt cũng cần chú ý thực hiện những điều sau:
-
Nếu bạn đang bị đi tiểu đau buốt cần phải tránh không nên có quan hệ tình dục hoặc quan hệ cần được bảo vệ để tránh lây lan bệnh cho người khác.
-
Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi giàu vitamin để cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn các đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ thức uống chứa cồn và chất kích thích. Kết hợp với việc luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
-
Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước để thận hoạt động nhịp nhàng, đúng chức năng lọc và đào thải vi khuẩn có hại ra ngoài.
-
Nếu buồn đi tiểu người bệnh hãy đi tiểu ngay không được nhịn tiểu.
-
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn là nam giới, gặp tình trạng đái buốt, rất có thể đây chỉ là một triệu chứng của bệnh lý tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt. Lúc này, việc thực hiện những lưu ý điều trị trên là chưa đủ, cách chữa đái buốt ở bạn là cần phải kết hợp với việc điều trị các bệnh lý tuyến tiền liệt nữa mới đủ.
Cách loại bỏ đái buốt dành cho nam giới phì đại tiền liệt tuyến
Tiểu rắt, tiểu buốt là 2 trong số rất nhiều những triệu chứng thuộc hội chứng rối loạn tiểu tiện, bao gồm: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tia nước tiểu yếu, tiểu không hết… Phần lớn, các rối loạn tiểu tiện ở đàn ông tuổi tứ tuần có nguyên nhân từ u phì đại tiền liệt tuyến. Bệnh có tỉ lệ mắc ở nam giới tăng theo độ tuổi, thường xuất hiện ở đàn ông ngoài 40 tuổi.
Những bài thuốc dân gian chữa tiểu buốt trên chỉ giải quyết được phần nào triệu chứng bí tiểu mà không tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra phì đại tiền liệt tuyến.
Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm như:
-
Sử dụng thuốc Tây y chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, khi lạm dụng có nguy cơ cao gặp các tác dụng phụ, gây ra suy giảm chức năng của thận, dẫn tới suy giảm sinh lý.
-
Phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp khá tốn kém và để lại nhiều nguy cơ biến chứng phẫu phẫu và vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.
Chính vì vậy mà nam giới mắc phì đại tiền liệt tuyến nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên vừa hỗ trợ làm giảm kích thước của tuyến tiền liệt phì đại, vừa làm giảm các triệu chứng của bệnh như viên uống BoniMen. Đây là một giải pháp hoàn toàn mới trong hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt đến từ Mỹ và Canada.
BoniMen có các thành phần là vỏ anh đào châu Phi, dầu chiết xuất từ hạt bí đỏ, quả cọ lùn, buchu, bồ công anh, kẽm… nhờ đó mà giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến như giảm tắc nghẽn niệu đạo, giảm các triệu chứng đường tiểu như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần; đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn tấn công thành niệu đạo, bàng quang, dẫn đến giảm các triệu chứng viêm như tiểu buốt, tiểu nhiều; cải thiện số lượng và chất lượng của tinh binh, tăng khoái cảm và cải thiện sức khỏe sinh sản.
Vì vậy, đây là sản phẩm rất phù hợp với những bệnh nhân mắc phì đại tiền liệt tuyến và cả một số bệnh lý khác thường gặp của tuyến tiền liệt như viêm tiền liệt tuyến.
Đánh giá của bệnh nhân sử dụng sản phẩm BoniMen
BoniMen là một trong số ít những sản phẩm dành cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến được đánh giá cao hiện nay. Dưới đây là một số trường hợp, mọi người có thể tham khảo:
=> Chú Nguyễn Cao Chí, 63 tuổi, (ở khu 1, thị trấn Sông Thao, Cẩm Khê, Phú Thọ, điện thoại: 0982.889.236)
Chú bị phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đêm tới mười mấy lần, tiểu khó, tiểu rắt khiến bác không ăn không ngủ được. Khi kích thước lên tới 70gr chú buộc phải đi mổ, tưởng rằng đã yên nhưng không ngờ chỉ mới 1 năm sau, bệnh tình đã quay trở lại với kích thước lên tới 40gr, tưởng rằng sẽ phải mổ lần nữa, nào ngờ tình cờ gặp được BoniMen. Chú dùng đều đặn khoảng 3-4 tháng, kích thước giảm chỉ còn 19gr, đồng thời chuyện đi tiểu cũng trở lại bình thường, ban đêm chú ngủ ngon cả đêm không phải dậy lần nào.
=> Bác Nguyễn Xuân Xanh năm nay 72 tuổi ở số 17, đường Thanh Vinh 10, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, tp Đà Nẵng, điện thoại: 0934.799.233
Bác bị phì đại tiền liệt tuyến, kích thước lên tới 65gr, bác sĩ không cho bác phẫu thuật vì sợ tuổi cao sẽ nguy hiểm nên chỉ kê đơn thuốc tây. Dù dùng thuốc đều đặn nhưng bệnh của bác vẫn dậm chân tại chỗ, ban đêm vẫn phải dậy tới 6-7 lần để đi tiểu, mà tiểu khó, không hết, tiểu xong bác đều không thấy thoải mái. Tới khi dùng BoniMen mọi chuyện mới khác hẳn, sau 2 tháng dùng, kích thước về còn có 38gr và sau 4 tháng kích thước còn có 28gr, tiểu tiện bình thường, ban đêm chỉ còn 1 lần, tiểu bình thường, thông thoáng.
=> Chú Đào Hồng Phú ở số 2 ngõ 7, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội, điện thoại: 0915.789.304
Chú bị phì đại tiền liệt tuyến kích thước lên tới 42gr với những triệu chứng vô cùng khó chịu như tiểu đêm nhiều lần, mỗi đêm tiểu 3-4 lần, đi xong lại muốn đi tiếp, nước tiểu không thành tia mà lại nhỏ giọt xuống chân. Chú dùng nhiều loại thuốc nhưng không có hiệu quả, may mắn thay tình cờ biết tới BoniMen, chú dùng liên tục với liều 4 viên mỗi ngày, quá bất ngờ khi việc đi tiểu đã trở lại bình thường tức là hết hẳn tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, mỗi đêm chú chỉ còn đi có 1 lần. Và kích thước tiền liệt tuyến đã trở lại bình thường, tức là chỉ còn 22-23gr thôi.
Dân gian lưu truyền nhiều cách chữa đái buốt, tuy nhiên cách tốt nhất khi xuất hiện các tình trạng rối loạn đường tiểu như đái buốt, đái rắt… là bạn hãy đến khám chuyên khoa để được khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Với nam giới ngoài 40, tình trạng đái buốt có thể là dấu hiệu của bệnh lý tuyến tiền liệt, lúc này mục tiêu điều trị chính không chỉ là giảm tình trạng đái buốt mà còn là điều trị các bất thường ở tuyến tiền liệt.
XEM THÊM: