Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về chứng tiểu buốt

Thứ năm, 23-04-2020 11:05 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Tiểu buốt là một tình trạng của đường tiết niệu - sinh dục thường gặp, gây ra sự khó chịu và bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu buốt là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tiểu buốt ra sao? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về chứng tiểu buốt.

 

Tiểu buốt là gì?

   Tiểu buốt hay đái buốt là triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu.

    Chứng tiểu buốt có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới, triệu chứng này có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm khôn lường với sức khỏe.

 

Tiểu buốt

Tiểu buốt

Biểu hiện của chứng tiểu buốt là gì?

Hầu như ai cũng có thể đoán được các triệu chứng của tiểu buốt qua tên gọi của nó. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng đi tiểu đau buốt, nóng rát thì dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có thêm nhiều các biểu hiện bệnh khác nhau. Ví dụ như:

  • Tiểu buốt kèm theo đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu. Người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, vừa đi xong lại có thể đi ngay sau đó, bàng quang không thể kiểm soát được. Vùng bụng trước gần bàng quang bị đau, nước tiểu có mùi nồng thậm chí kèm cả máu.

 

  • Một số người mắc bệnh lý liên quan đến thận: thường bị đi tiểu buốt kèm theo đau vùng thắt lưng, sốt cao và ớn lạnh, đôi khi bị buồn nôn, nước tiểu có màu đục.

 

  • Với nữ giới bị viêm âm đạo cũng gây nên tình trạng đi tiểu buốt sau khi quan hệ nhưng kèm theo cả đau nhức và ngứa ở âm đạo. Dịch âm đạo có mùi hôi, khi quan hệ bị đau hoặc khó chịu.

 

Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng đi tiểu buốt khác không được đề cập đến ở trên.

 

Nguyên nhân tiểu buốt

Đi tiểu buốt không đơn thuần là hiện tượng rối loạn đường tiểu do vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, do nóng trong như nhiều người thường nghĩ mà nguyên nhân tiểu buốt có thể do một số bệnh lý liên quan đến bàng quang, niệu đạo, thận… sau đây:

  • Viêm đường tiết niệu:

   Viêm đường tiết niệu bao gồm viêm niệu đạo và viêm bàng quang. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nhiễm trùng, sự viêm nhiễm nếu để lâu sẽ khiến quá trình bài tiết bị ảnh hưởng và gây tiểu buốt.

 

  • Viêm thận, viêm bể thận:

   Đây là tình trạng viêm nhiễm ngược dòng từ bàng quang dẫn tới viêm thận, viêm bể thận kích thích lên bàng quang gây tiểu buốt, tiểu nhiều lần, sốt và rất nguy hiểm nếu viêm thận cấp không được cấp cứu kịp thời.

 

  • Sỏi đường tiết niệu:

   Các bệnh lý sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo thường gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt khi kích thước sỏi lớn gây cản trở cho dòng tiểu thoát xuống niệu quản, bàng quang.

 

  • Viêm âm đạo ở nữ giới:

   Chị em phụ nữ có nguy cơ bị viêm âm đạo rất cao. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: đau nhức, ngứa ngáy ở âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, đi tiểu đau buốt…

   Viêm âm đạo nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống quan hệ tình dục, nhất là nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

 

  Nước tiểu nếu muốn thoát ra ngoài cần phải đi qua tuyến tiền liệt, do đó, nếu tuyến tiền liệt bị phì đại hoặc viêm, dòng tiểu sẽ khó thoát ra ngoài gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới.

 

  • Các bệnh lây qua đường tình dục:

   Những người bị mắc bệnh lậu thường có triệu chứng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, chảy mủ tại cơ quan sinh dục, thấy xuất hiện dịch mủ trắng đục trong nước tiểu do vi khuẩn lậu xâm nhập gây tổn thương niệu đạo.

 

   Những bệnh lý gây hiện tượng tiểu buốt trên đây nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

 

Điều trị tiểu buốt như thế nào?

   Như chúng ta đã thấy có rất nhiều nguyên nhân tiểu buốt. Tương ứng với mỗi nguyên nhân tiểu buốt khác nhau thì sẽ có các cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp điều trị tiểu buốt:

Điều trị tiểu buốt bằng các bài thuốc dân gian

   Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo và nhiều bài thuốc chữa tiểu buốt, tuy nhiên, hầu hết các biện pháp này vẫn chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Hơn nữa, việc chữa tiểu buốt bằng các bài thuốc dân gian nhưng không rõ nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng điều trị sai cách, với người này thì khỏi, với người khác thì không những không khỏi mà bệnh có thể tiến triển nặng hơn.

 

Điều trị tiểu buốt bằng các thuốc trị tiểu buốt

   Với mỗi nguyên nhân tiểu buốt thì loại thuốc điều trị tiểu buốt cũng khác nhau. Việc sử dụng những loại thuốc này cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu buốt tương ứng với một số nguyên nhân tiểu buốt điển hình.

  • Thuốc chữa tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây ra tình trạng viêm và có nhiễm khuẩn. Điều trị tình trạng này các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc kháng viêm như ibuprofen, diclophenac…, kết hợp với một số loại kháng sinh như: Trimethoprim, Fosfomycin, nhóm thuốc beta-lactam…

 

  • Thuốc chữa tiểu buốt do phì đại tiền liệt tuyến: Trong trường hợp này bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc như nhóm thuốc ức chế 5 alpha reductase (Finasteride, Dutasteride), nhóm thuốc chẹn 5 alpha- adrenergic (Alfuzosin, Prazosin, Tamsasmin, Terazosin, Doxazosin), nhóm thuốc ức chế Phosphodiesterase-5 (Tadalafil), hoặc kết hợp 2 nhóm thuốc với nhau.

 

  • Thuốc chữa tiểu buốt do các bệnh lây qua đường tình dục: Tùy từng bệnh sẽ có những loại thuốc riêng, đa phần người bị tiểu buốt thường là bệnh lậu. Các loại thuốc thường dùng là loại kháng sinh đặc trị như: Ceftriaxone, Spectinomycin, Cefotaxime, Ciprofloxacin, Cefixim…

 

Lưu ý trong quá trình điều trị tiểu buốt

 

  • Khi sử dụng các thuốc điều trị tiểu buốt, cần chú ý những điều sau

  • Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
  • Khi sử dụng trong thời gian chỉ định của bác sĩ, các triệu chứng không thuyên giảm, phải đến tái khám để theo dõi diễn tiến bệnh
  • Các thuốc Tây y điều trị tiểu buốt đều ít nhiều gây ra các tác dụng phụ với cơ thể, không nên sử dụng trong thời gian dài.
  • Khi có sử dụng kháng sinh, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa sử dụng đủ thời gian.

 

  • Để hiệu quả điều trị tiểu buốt cao thì bệnh nhân cần chú ý thực hiện thêm các biện pháp điều chỉnh lối sống và sinh hoạt như:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi giàu vitamin để cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn các đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ thức uống chứa cồn và chất kích thích. Kết hợp với việc luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Không được nhịn tiểu.
  • Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước để thận hoạt động nhịp nhàng, đúng chức năng lọc và đào thải vi khuẩn có hại ra ngoài.
  • Nếu bạn đang mắc tiểu buốt, nên tránh quan hệ tình dục hoặc khi quan hệ cần có biện pháp bảo vệ để tránh lây lan bệnh cho người khác.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày.

 

   Ngoài ra, trong các bệnh lý thường gây ra chứng tiểu buốt kể trên thì một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tiểu buốt ở nam giới độ tuổi khoảng ngoài 40 là bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến và viêm tuyến tiền liệt. Khi mắc bệnh lý này, để giảm tình trạng tiểu buốt, việc chỉ thực hiện các biện pháp trên là chưa đủ, các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược thiên nhiên BoniMen.

 

Giải pháp cải thiện chứng tiểu buốt cho nam giới mắc phì đại tiền liệt tuyến từ thảo dược thiên nhiên.

   BoniMen là sự kết hợp tinh tế của các thành phần thảo dược thiên nhiên với các nguyên tố vi lượng và vitamin. Các thành phần này được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm thảo dược giúp làm giảm kích thước tiền liệt tuyến (Cây Cọ lùn, vỏ cây Anh đào Châu phi):

   Ức chế trực tiếp enzyme 5α- reductase, đây là enzyme xúc tác chính đến quá trình giáng hóa testosterone thành Dihydrotestosterone (DHT)- nguyên nhân chính gây ra phì đại tiền liệt tuyến, từ đó làm giảm kích thước tiền liệt tuyến.

 

   Giúp làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và cổ bàng quang do đó làm giảm tắc nghẽn niệu đạo làm giảm số lần đi tiểu, cải thiện tình trạng tiểu khó, tiểu bí, tiểu không hết. Đồng thời giúp ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành niệu đạo, bàng quang, chống viêm do đó làm giảm tiểu rắt, tiểu buốt.

  • Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: Trong đó đặc biệt là nguyên tố kẽm giúp tăng số lượng và hoạt động của tinh trùng, tăng cảm giác và chức năng sinh lý cho nam giới.

 

 

Thành phần BoniMen

 

Thành phần BoniMen

 

Nhờ vậy BoniMen đem lại hiệu quả:

  • Giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ phì đại tuyến tiền liệt. Giúp giảm các triệu chứng của u xơ phì đại lành tính tuyến tiền liệt và viêm đường tiết niệu: Tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… 
  • Giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt bị phì đại.

 

Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniMen

   BoniMen là một trong số ít những sản phẩm dành cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến được đánh giá cao hiện nay. Dưới đây là một số trường hợp, mọi người có thể tham khảo:

 

Chú Nguyễn Quốc Khánh, 55 tuổi. Địa chỉ: 116A B3, TT Giảng võ, Ba Đình, Hà Nội; Số điện thoại: 0904.238.909

“Ngày 29/8/2016 tôi đi siêu âm kết quả tuyến tiền liệt là 37gr.  Nhưng đến ngày 24/12/2016 tôi đi siêu âm kích thước đã tăng lên 38.7 gr. 1 năm trở lại đây tôi còn bị tình trạng đi tiểu 2 tia, 1 tia thẳng và 1 tia là dạng nước nhỏ giọt thẳng xuống chân. Và đi tiểu phải rặn, không tiểu hết được, tôi đi tiểu 2-3 lần, khiến tôi bị mất ngủ. Tôi tìm hiểu thông tin qua google, biết tới sản phẩm BoniMen. Tôi thấy đó là sản phẩm thảo dược của Mỹ và Canada nên quyết định dùng thử. Sau 3 tuần, số lần đi tiểu đêm giảm xuống còn 1 lần, tiểu thông thoáng, đặc biệt tia tiểu mạnh, không còn bị tình trạng tiểu 2 tia như trước. Sau 3 tháng dùng tức ngày 17/4/2017 tôi đến bệnh viện để siêu âm. Đến khi nhận kết quả, bác sĩ chỉ ghi là tiền liệt tuyến không to, khối lượng chỉ có 22 gram. Thật bất ngờ.”

 

Chú Nguyễn Quốc Khánh, 55 tuổi

Chú Nguyễn Quốc Khánh, 55 tuổi

 

Bác Nguyễn Thanh Toàn, 71 tuổi. Địa chỉ: thôn Đông, Thường Sơn, Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Số điện thoại: 0358.628.954

“Tháng 7/2017, bác thấy trong người mệt mỏi hẳn, đi tiểu khó khăn, tức anh ách vùng bàng quang vì nước tiểu không thoát được, mỗi lần đi đều phải rặn nhưng tia tiểu cũng bé, có khi không thành tia mà chỉ tiểu thành từng giọt. Một lúc sau lại buồn đi tiếp vì thế số lần đi tiểu ban ngày không thể đếm nổi, còn ban đêm cũng 6-7 lần, coi như mất ngủ cả đêm rồi. Thấy tình trạng đi tiểu không kiểm soát nổi nên cuối tháng 9 bác tới bệnh viện kiểm tra xem thế nào, mới biết mình mắc phì đại tuyến tiền liệt, kích thước phì đại 55gr. Nhưng bác sĩ không kê đơn thuốc mà bảo kích thước lớn quá rồi, đợi thêm một thời gian nữa rồi mổ. Bác chẳng biết làm sao nên mua thuốc nam về uống nhưng cũng chả thuyên giảm. Tình cờ được mấy ông bạn giới thiệu sản phẩm BoniMen từ Mỹ và Canada nên bác mua về dùng thử. Uống BoniMen được 1-2 tuần sau, các triệu chứng bắt đầu giảm dần, tiểu dễ, không phải rặn, dòng tiểu to không bị tắc, tiểu 1 mạch xong luôn. Dùng hết 4 lọ, ban đêm bác ngủ ngon 1 mạch tới sáng, còn nếu uống chút bia hay làm bát canh cua buổi tối thì đêm cũng chỉ tiểu 1 lần thôi. Sau khi dùng được 6 lọ BoniMen, bác thấy tình trạng đi tiểu đã đỡ hẳn nên bác đi siêu âm lại thì thật bất ngờ khi kích thước còn có 32gr. Bác sẽ tiếp tục dùng BoniMen để kích thước trở lại bình thường.”

 

Bác Nguyễn Thanh Toàn, 71 tuổi

Bác Nguyễn Thanh Toàn, 71 tuổi

 

Bác Nguyễn Văn Thọ, 80 tuổi, ở số 219/55/1 đường Bát Khối, p. Long Biên, Hà Nội, SĐT 0978.920.711

“Cách đây khoảng 10 năm, kích thước tiền liệt tuyến của bác là 40gr. Nhưng vì chủ quan chưa thấy bệnh ảnh hưởng gì nên không điều trị. Vài năm sau bác bắt đầu thấy dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn, rồi tiểu khó, tiểu buốt, mỗi lần đi tiểu bác phải rặn, dòng tiểu yếu và không liền mạch như trước. Đến 1 năm trở lại đây, tình trạng đi tiểu trở lên vô cùng khó khăn, bác bị bí tiểu nặng, phải uống loại thuốc chỉ dùng trong trường hợp cấp cứu, tuy bác sĩ đã cảnh cáo rằng rất độc nhưng vẫn phải uống. Khám thấy kích thước tiền liệt tuyến thời điểm này đã tăng lên tới 57 gr. Thật may vì bác đã sớm biết tới sản phẩm BoniMen của Mỹ và Canada. Bác uống đều ngày 4 viên, uống hết liều 1 tháng, kết quả khiến bác rất bất ngờ. Bác không những có thể đi tiểu được mà tiểu còn thông thoáng và dễ dàng hơn nhiều, không còn buốt, rắt nữa. Càng dùng đi tiểu càng nhanh, dòng tiểu mạnh và to hơn. Đến hôm nay, tròn 3 tháng rồi, bác vừa đi siêu âm lại, kích thước còn có 30gr thôi, bác mừng lắm.”

 

Bác Nguyễn Văn Thọ, 80 tuổi

Bác Nguyễn Văn Thọ, 80 tuổi

 

Qua bài viết hy vọng quý bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về chứng tiểu buốt. Đây là tình trạng có thể gặp ở cả nam và nữ, do nhiều nguyên nhân gây ra và với tùy nguyên nhân tiểu buốt, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị tiểu buốt phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm