Bí tiểu làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu, xảy ra do một trong các điều kiện không được đáp ứng: Bàng quang co bóp không đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở không đủ rộng, niệu đạo không thông thương, bị vướng mắc. Bí tiểu không chỉ gây ra những khó chịu với người bệnh mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của họ. Vậy, bí tiểu phải làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng bí tiểu và các cách dân gian giúp cải thiện chứng bệnh này hiệu quả nhé.
Bí tiểu là gì?
Bình thường cơ thể con người có thể đi tiểu một cách tự chủ, có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động co bóp của bàng quang và giãn nở của cổ bàng quang. Bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng hoàn toàn và người bệnh thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu.
Bí tiểu chủ yếu gặp ở người lớn, bao gồm cả nam và nữ, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với phụ nữ, nhất là nam giới trong độ tuổi từ 40 - 80 tuổi.
Phân loại bí tiểu:
Bí tiểu được chia làm 2 loại, bao gồm:
-
Bí tiểu mãn tính:
Tình trạng bí tiểu xảy ra trong thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng lên. Đến một thời gian nào đó khối cầu bàng quang hình thành ngày một lớn, to như quả bóng.
Sự ứ đọng này vô cùng nguy hiểm với thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
-
Bí tiểu cấp tính:
Đây là tình trạng bí tiểu diễn ra đột ngột. Người bệnh muốn đi tiểu nhưng không thể đi được. Người bệnh cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt gây tức bụng, đau bụng dưới. Người bệnh không được giải phóng nước tiểu kéo dài có thể ảnh hưởng tới tính mạng, cần đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây bí tiểu là gì?
Nguyên nhân chung
Nước tiểu trong bàng quang có từ 250 – 800 ml gây kích thích buồn tiểu, lưu lượng nước tiểu thải ra ngoài 20ml/giây. Xảy ra hiện tượng tiểu lâu, khó tiểu là do sự kháng cự của các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Do đó, bàng quang co bóp không đủ mạnh trong các trường hợp như sau:
-
Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống
-
Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính
-
Mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.
Trường hợp bàng quang hoạt động bình thường, các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây ra hiện tượng bí tiểu. Một số nguyên nhân khiến cổ bàng quang không giãn nở thường là:
-
Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống
-
Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
-
Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang
-
Chấn thương cột sống khiến não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu.
Nguyên nhân do niệu đạo không thông suốt do bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương… cũng sẽ gây bí tiểu.
Nói chung, có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu, tiểu khó nhưng chung quy lại chủ yếu do tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống, sau chấn thương vỡ xương chậu, sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang, các bệnh lý về bàng quang (khối u, sỏi, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang hoặc do viêm nhiễm lâu ngày).
Nguyên nhân riêng với nam giới và nữ giới.
Ngoài những nguyên nhân chung đối với cả nam và nữ ở trên, còn có các nguyên nhân riêng với từng giới khác nhau:
Đối với nam giới
Ngoài nguyên nhân chung kể trên, tiểu lâu, tiểu khó còn có thể do:
-
Sỏi bàng quang hoặc niệu đạo
-
Viêm tuyến tiền liệt
-
Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới ngoài 40 tuổi
-
Chấn thương niệu đạo
-
Chít hẹp niệu đạo sau chấn thương hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo.
Đối với phụ nữ
Nguyên nhân bí tiểu, tiểu khó còn do:
-
Do các khối u vùng tiểu khung chèn vào bàng quang như u ở tử cung, u buồng trứng…
-
Do có thai…
Các triệu chứng bí tiểu thường gặp
Các triệu chứng của bí tiểu khác nhau tùy thuộc vào việc bạn đang bị bí tiểu cấp tính hay mãn tính:
Bí tiểu cấp tính:
Bí tiểu cấp tính rất khó chịu, thậm chí là gây ra những cơn đau dữ dội. Bệnh nhân có thể cảm thấy mắc tiểu nhưng không thể đi được. Phần bụng dưới thì bị căng phồng lên.
Bí tiểu mạn tính
So với bí tiểu cấp tính thì bí tiểu mạn tính khó chịu ít hơn nhưng liên tục. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi bắt đầu đi tiểu. Lúc bắt đầu đi, dòng chảy nước tiểu yếu. Người bệnh có thể muốn đi tiểu nhiều lần, nhưng khi đi xong, vẫn còn cảm thấy mắc tiểu. Ngoài ra, thường gặp tình trạng tiểu nhỏ giọt trong lúc đi đến toilet do bàng quang luôn đầy nước tiểu, được gọi là tiểu không tự chủ.
Biến chứng thường gặp do bí tiểu
Một trong những biến chứng của bí tiểu đó là gây vỡ bàng quang. Nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời có thể dẫn tới viêm phúc mạc thậm chí gây tử vong do sốc.
-
Hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu: Chứng bí tiểu khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, phải ở lại lâu trong cơ thể, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây nhiễm vào đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Các tổn thương ở bàng quang: Nước tiểu không thoát được ra ngoài, ứ đọng nhiều lần, khiến bàng quang trở nên căng cứng. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến bàng quang bị tổn thương, giảm khả năng bài xuất nước tiểu, trường hợp nghiêm trọng bàng quang sẽ tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp đúng cách.
-
Thận bị tổn thương do thận ứ nước, giảm chức năng của thận và bệnh thận mãn tính. Nếu chức năng thận suy giảm nhiều sẽ cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
XEM THÊM: Bí kíp đẩy lùi chứng tiểu đêm, tiểu rắt hiệu quả!
Bí tiểu phải làm sao - Giải pháp đến từ các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc Đông y cải thiện bí tiểu thông thường khi bị nhiệt, chức năng thận yếu hoặc hỗ trợ điều trị khi mắc các nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu, các bệnh về thận có triệu chứng bí tiểu. Khi đó, có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bài 1: Củ sắn dây
Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.
Bài 2: Búp tre, rau má
-
Búp tre 20g
-
Rau má 20g
Để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
Bài 3: Bầu đất, râu ngô, mã đề
-
Bầu đất 30g
-
Râu ngô 20g
-
Mã đề 20g
Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.
Bài 4: Kim tử anh
-
Kim anh tử 1,5kg
-
Đường trắng vừa đủ dùng
Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, dùng cho chứng đái rắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
Bài 5: Hoa súng
-
Hoa súng 15g
-
Râu ngô 15g
-
Rễ cỏ tranh 10g
-
Rau má 10g
-
Rau diếp cá 10g
Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.
Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng
-
Lá bìm bìm tươi 50g
-
Lá mảnh cộng tươi 50g
Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình khoảng 10 ngày.
Bài 7: Bồ công anh
-
Bồ công anh
-
Mã đề
-
Rau má
-
Râu ngô
-
Cam thảo dây
-
Mía dò
-
Rễ cỏ tranh
Lấy lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
Bài 8: Rễ cỏ tranh
-
Rễ cỏ tranh
-
Râu ngô
-
Bông mã đề
-
Củ sả
-
Đậu đen
Tất cả lấy lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
Bài 9: Mề gà
Lấy 20 cái kê nội kim (mề gà) lột lấy lớp da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán thành bột mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội.
Nên ăn thêm các loại hoa quả như chanh cam, đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn đồ ăn cay nóng gia vị như ớt, tiêu…
Bài 10: Bí xanh
Lấy một miếng bí xanh bằng cái bát con, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống, hoặc gọt vỏ ăn sống, hoặc luộc bí xanh ăn và uống cả nước. Dùng trong 10 ngày.
Bí tiểu phải làm sao- Giải pháp nào khác ngoài các bài thuốc dân gian?
Có những nguyên nhân gây bí tiểu không thể điều trị trong ngày một, ngày hai (viêm bàng quang, bệnh của tiền liệt tuyến ở nam giới, chấn thương cột sống, chấn thương xương chậu, xơ hóa niệu đạo...), vì vậy, những người mắc bí tiểu trong thời gian dài, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị bệnh.
Cần điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh tiểu khung (nữ giới), bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới) để không ảnh hưởng đến bàng quang và không gây cản trở quá trình đẩy nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện).
Ngoài ra, cần vận động cơ thể thường xuyên, đều đặn như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, bơi, chơi cầu lông để cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động, khí huyết lưu thông, bàng quang và cổ bàng quang co bóp nhịp nhàng thuận lợi cho việc đi tiểu.
Những người có bệnh mạn tính về bàng quang, tiểu khung (phụ nữ) không nhịn tiểu và không nên ngồi lâu làm ứ đọng nước tiểu càng dễ dẫn đến bí tiểu.
Nam giới bí tiểu phải làm sao?
Nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng bí tiểu ở nam giới là do bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến.
Khi vào tuổi 40, tuyến tiền liệt bắt đầu bước vào thời kỳ lão hóa. Lúc này chất kích thích trong cơ thể giảm đi, đây là giai đoạn tuyến tiền liệt dễ “gặp nguy hiểm” nhất. Các tế bào “nhàn rỗi” xung quanh nó có thể bắt đầu tình trạng tăng sinh khác thường, khiến tiền liệt tuyến tăng lên về thể tích và gây ra tình trạng “tiền liệt tuyến phì đại”.
Khi tuyến tiền liệt phì đại, các lớp mô xung quanh nó làm ngừng sự phình to ra của tuyến tiền liệt, làm cho tuyến chèn ép niệu đạo. Kết quả là, thành bàng quang trở nên dày hơn và dễ bị kích thích. Bàng quang bắt đầu co lại thậm chí cả khi nó chứa lượng ít nước tiểu, gây ra việc đi tiểu nhiều lần. Cuối cùng, bàng quang bị yếu đi và mất khả năng tự làm trống, do đó nước tiểu vẫn còn lại trong bàng quang và gây trở ngại cho việc bài tiết như đái rắt, bí tiểu, tiểu tiện khó khăn thậm chí không thể tiểu tiện được, thận chứa nhiều nước hoặc chức năng thận suy giảm gây nguy hiểm đến tính mạng. Cá biệt có trường hợp tế bào tiền liệt tuyến đột biến trở thành tế bào ung thư, đây là điều chúng ta cần cảnh giác.
Những bài thuốc dân gian hỗ trợ bí tiểu trên chỉ giải quyết được phần nào triệu chứng bí tiểu mà không tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra phì đại tiền liệt tuyến.
Trong khi điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm như:
-
Sử dụng thuốc Tây y chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, khi lạm dụng có nguy cơ cao gặp các tác dụng phụ, gây ra suy giảm chức năng của thận, dẫn tới suy giảm sinh lý.
-
Phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp khá tốn kém và để lại nhiều nguy cơ biến chứng phẫu thuật và vẫn có nguy cơ tái phát bệnh rất cao.
Chính vì vậy mà các bệnh nhân mắc phì đại tiền liệt tuyến cần sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên vừa hỗ trợ làm giảm kích thước phì của tuyến tiền liệt phì đại, vừa làm giảm các triệu chứng của bệnh như viên uống BoniMen. Đây là một giải pháp hoàn toàn mới trong hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt đến từ Mỹ và Canada.
BoniMen - Bước đột phá mới cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Bonimen có các thành phần là vỏ anh đào châu Phi, dầu chiết xuất từ hạt bí đỏ, quả cọ lùn, buchu, bồ công anh, kẽm… nhờ đó mà giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến như giảm tắc nghẽn niệu đạo, giảm các triệu chứng đường tiểu như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần; đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn tấn công thành niệu đạo, bàng quang, dẫn đến giảm các triệu chứng viêm như tiểu buốt, tiểu nhiều; cải thiện số lượng và chất lượng của tinh binh, tăng khoái cảm và cải thiện sức khỏe sinh sản.
Vì vậy, đây là sản phẩm rất phù hợp với những bệnh nhân mắc phì đại tiền liệt tuyến và cả một số bệnh lý khác thường gặp của tuyến tiền liệt như viêm tiền liệt tuyến.
Thay đổi lối sống kết hợp với các phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng bổ sung BoniMen chính là giải pháp tổng thể cho nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến, vừa có thể giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt chỉ sau 2-3 tháng sử dụng, giảm nhanh các triệu chứng của tiền liệt tuyến phì đại như tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… sau 2-3 tuần, vừa giúp tăng ham muốn, cải thiện sinh lý nam giới mà không gây ra các tác dụng phụ.
Đánh giá của bệnh nhân sử dụng sản phẩm BoniMen
BoniMen là một trong số ít những sản phẩm dành cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến được đánh giá cao hiện nay. Dưới đây là một số trường hợp, mọi người có thể tham khảo:
=> Chú Đào Hồng Phú ở số 2 ngõ 7, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội, điện thoại: 0915.789.304
Chú bị phì đại tiền liệt tuyến kích thước lên tới 42gr với những triệu chứng vô cùng khó chịu như tiểu đêm nhiều lần, mỗi đêm tiểu 3-4 lần, đi xong lại muốn đi tiếp, nước tiểu không thành tia mà lại nhỏ giọt xuống chân. Chú dùng nhiều loại thuốc nhưng không có hiệu quả, may mắn thay chú tình cờ biết tới BoniMen, chú dùng liên tục với liều 4 viên mỗi ngày, quá bất ngờ khi việc đi tiểu đã trở lại bình thường tức là hết hẳn tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, mỗi đêm chú chỉ còn đi có 1 lần. Và kích thước tiền liệt tuyến đã trở lại bình thường, tức là chỉ còn 22-23gr thôi.
=> Chú Nguyễn Cao Chí, 63 tuổi, (ở khu 1, thị trấn Sông Thao, Cẩm Khê, Phú Thọ, điện thoại: 0982.889.236)
Chú bị phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đêm tới mười mấy lần, tiểu khó, tiểu rắt khiến bác không ăn không ngủ được. Khi kích thước lên tới 70gr chú buộc phải đi mổ, tưởng rằng đã yên nhưng không ngờ chỉ mới 1 năm sau, bệnh tình đã quay trở lại với kích thước lên tới 40gr, tưởng rằng sẽ phải mổ lần nữa, nào ngờ tình cờ gặp được BoniMen. Chú dùng đều đặn khoảng 3-4 tháng, kích thước giảm chỉ còn 19gr, đồng thời chuyện đi tiểu cũng trở lại bình thường, ban đêm chú ngủ ngon cả đêm không phải dậy lần nào.
=> Bác Nguyễn Xuân Xanh năm nay 72 tuổi ở số 17, đường Thanh Vinh 10, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, tp Đà Nẵng, điện thoại: 0934.799.233
Bác bị phì đại tiền liệt tuyến, kích thước lên tới 65gr, bác sĩ không cho bác phẫu thuật vì sợ tuổi cao sẽ nguy hiểm nên chỉ kê đơn thuốc tây. Dù dùng thuốc đều đặn nhưng bệnh của bác vẫn dậm chân tại chỗ, ban đêm vẫn phải dậy tới 6-7 lần để đi tiểu, mà tiểu khó, tiểu không hết, tiểu xong bác đều không thấy thoải mái. Tới khi dùng BoniMen mọi chuyện mới khác hẳn, sau 2 tháng dùng, kích thước về còn có 38gr và sau 4 tháng kích thước còn có 28gr, tiểu tiện bình thường, ban đêm chỉ còn 1 lần, tiểu bình thường, thông thoáng.
Bí tiểu gây ra rất nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống với bệnh nhân. Vì vậy mà dân gian ta vẫn lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả. Tuy nhiên, với những nam giới ngoài 40, xuất hiện tình trạng bí tiểu cần hết sức chú ý. Bởi ở độ tuổi này, nam giới có khả năng cao đã mắc các bệnh lý tuyến tiền liệt với nhiều triệu chứng đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu rắt, tiểu lâu, tiểu không tự chủ… Khi xuất hiện những triệu chứng đường tiểu bất thường, nam giới nên đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác bệnh tình của mình.
XEM THÊM: Cách chiến thắng phì đại tiền liệt tuyến của cụ ông 80 tuổi, ai cũng cần học hỏi