Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ nhỏ

Thứ tư, 16-02-2022 14:23 PM

 Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ lớn. Viêm phế quản cấp tính là hiện tượng viêm nhiễm kích thích cấp tính ở niêm mạc phế quản làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản. Viêm phế quản thường khó chẩn đoán ở trẻ nhỏ và ít gặp ở thể đơn thuần mà thường kết hợp với viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc nhu mô phổi, hoặc kết hợp với những bệnh nhiễm khuẩn chung như cúm, sởi, ho gà… Vậy bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ nhỏ do nguyên nhân từ đâu? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Và cách phòng bệnh ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

 

 

 

 

Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản cấp tính

 

     Tác nhân gây viêm phế quản cấp tính ở trẻ thường là do virus (dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn). Có thể kể đến các vi khuẩn phổ biến nhất gây nên viêm phế quản là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)... Khi cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc thuyên giảm, trong môi trường ô nhiễm, thời tiết trở lạnh đột ngột, thì những vi khuẩn này hoạt động càng mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng, từ đó gây ra bệnh.

 

    Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các chứng bệnh viêm tai mũi họng như ho, sổ mũi, cảm lạnh, hay viêm xoang, những vi khuẩn gây viêm phổi lại càng tích cực hoạt động. Nếu sử dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc sức khỏe của trẻ yếu, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của trẻ, thì virus có thể sẽ ảnh hưởng đến cuống phổi. Lúc này, khí quản sẽ có hiện tượng sưng phồng, có màu đỏ, có dịch nhầy trong phổi. Chính vì đường thở bị viêm và mắc dịch như vậy mà trẻ sẽ ho nhiều và khó thở.

 

     Bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ cũng là hệ quả của việc trẻ thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc. Nếu kéo dài tình trạng môi trường bên ngoài như thế này, bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính. Ngoài ra, khi trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ.

 

Triệu chứng viêm phế quản cấp tính ở trẻ nhỏ

    Bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ ràng. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ bú ít hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực ... Do viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu ho nhiều và khó thở. Các mẹ nên chú ý nếu trẻ xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.

 

     Khi cơn ho của trẻ kéo dài từ 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cổ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ.

 

Các giai đoạn của bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ:

 

  • Giai đoạn khởi phát: Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên. Trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).

 

  • Giai đoạn phát bệnh: Trẻ sốt nặng hơn, xuất hiện triệu chứng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da của trẻ tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

 

  • Giai đoạn nguy hiểm: Ở giai đoạn này, trẻ sốt cao trên 38 độ C. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Trẻ ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Trẻ thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da của trẻ xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nếu nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch trẻ yếu nhưng tim đập nhanh.

 

Phòng bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ nhỏ như thế nào?

  • Chủ động chăm sóc sản phụ ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ để tránh trường hợp bé sinh non, sức đề kháng yếu.

  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, chỉ cai sữa ít nhất 18 tháng sau khi sinh.

  • Chủ động giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi của thời tiết và không khí lạnh.

  • Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, hạn chế khói bụi, thuốc lá…

  • Chủ động phòng tránh và cách ly trẻ với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm virus.

 

    Mặc dù viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi và không để lại di chứng, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng lúc, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức về căn bệnh này để có thể chăm sóc cho trẻ tốt nhất. Các mẹ có thể tham khảo BoniKiddy của Canada và Mỹ có thành phần sữa non, bột hoa cúc tây  10 tỉ lợi khuẩn và sữa ong chúa giúp tăng sức đề kháng phòng các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.   

 

    Hy vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trước nguy cơ của bệnh viêm phế quản cấp tính.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

230.000đ

BoniKiddy 60v

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm