Mục lục [Ẩn]
Ho có đờm là tình trạng mà bất cứ trẻ em nào cũng đều từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Đây là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp của trẻ đang bị tổn thương, thường gặp nhất là do viêm nhiễm. Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vậy, trẻ ho có đờm là bệnh gì? Những biện pháp nào giúp cha mẹ phòng ngừa tình trạng này cho trẻ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây!
Trẻ ho có đờm là bệnh gì?
Trẻ ho có đờm là bệnh gì?
Ho có đờm là tình trạng xảy ra khi đường hô hấp bị cản trở bởi các dịch tiết từ khí quản, phế nang, họng, xoang,... Lúc này, cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng phản xạ ho để tống những chất thải này khỏi đường hô hấp.
Tình trạng ho có đờm thường ít khi xuất hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với tình trạng khác như thở khò khè, khó thở, quấy khóc,... Nếu trẻ xuất hiện những tình trạng này, cha mẹ hãy chú ý tới những bệnh lý sau đây:
Viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ em thường là bệnh lý cấp tính do nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn (cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu,...). Viêm phế quản thường xuất hiện vào lúc giao mùa thu đông, khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Đường hô hấp không thích nghi kịp và sức đề kháng kém sẽ khiến trẻ dễ bị tấn công bởi những vi sinh vật này. Ban đầu, trẻ sẽ bị ho có đờm, sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ ăn,... Đờm của trẻ thường có màu xanh, hơi vàng. Ho có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần.
Nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, yếu mệt, ra mồ hôi, bỏ ăn, khó thở, rối loạn tiêu hóa, li bì, hay co giật,... Do đó, cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường đầu tiên.
Viêm phế quản sẽ khiến trẻ ho có đờm, quấy khóc
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản do tác nhân chính là virus hợp bào hô hấp (VRS) gây ra (khoảng 30 - 50%), hoặc cũng có thể do Adenovirus (khoảng 10%). Những virus này lây lan nhanh và có khả năng bùng phát thành dịch.
Người lớn và trẻ lớn sẽ có những biểu hiện nhẹ cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, những trẻ dưới 2 tuổi khi nhiễm phải sẽ có thể gây ra tình trạng viêm tiểu phế quản. Đặc biệt, trẻ từ 3 - 6 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất.
Lúc này, các tiểu phế quản bị viêm, sưng tấy, tăng tiết dịch khiến đường thở của trẻ bị cản trở. Trẻ sẽ có dấu hiệu là ho có đờm, chảy nước mũi, sốt. Sau 3 - 5 ngày, trẻ sẽ ho nhiều hơn, thở khò khè, nghe có tiếng rít.
Trong trường hợp nặng, trẻ có thể tím tái, kiệt sức, nhịp thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm,... Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến những triệu chứng này để có biện pháp đối phó kịp thời. Thông thường, tình trạng thở khò khè chỉ diễn ra trong một tuần, ho giảm dần sau nửa tháng nếu được điều trị tốt.
Trẻ ho có đờm, sốt, mệt mỏi là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản
Viêm phổi
Viêm phổi xảy ra khi trẻ bị nhiễm phải virus, vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng bên trong phổi và hình thành những ổ viêm. Chỉ sau vài ngày, vi sinh vật có thể sinh sôi và khiến những phế nang của trẻ bị lấp đầy bởi mủ và chất nhầy. Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm thì sẽ rất nguy hiểm.
Những triệu chứng điển hình của viêm phổi có thể kể đến như:
- Ho nhiều, ho có đờm, chảy nước mũi.
- Thở nhanh liên tục, hơn 60 nhịp/phút ở trẻ 2 tháng tuổi, 50 nhịp/phút với trẻ 2 tháng - 1 tuổi và trên 40 nhịp/phút ở trẻ trên 1 tuổi.
Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, bỏ bú, co giật, ngủ li bì, tím quanh môi,... thì cần được cấp cứu ngay. Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ đi khám từ sớm, không nên tự điều trị tại nhà.
Bên cạnh tác nhân vi sinh vật, môi trường sống và cách chăm sóc của cha mẹ cũng là những yếu tố có liên quan đến việc khởi phát những bệnh lý này ở trẻ. Nếu được sống trong môi trường sạch sẽ và chăm sóc khoa học, trẻ sẽ khỏe mạnh và hạn chế được nguy cơ mắc những bệnh lý này. Vậy, cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa được những bệnh lý này?
Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp cho trẻ
Cho dù là mức độ nhẹ hay nặng, một khi đã mắc phải, các bệnh lý này đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe chung của trẻ. Không những vậy, nếu không được kiểm soát tốt, chúng có thể tái phát nhiều lần. Điều này sẽ khiến sức khỏe của trẻ giảm sút, gầy yếu, chậm lớn,...
Do đó, phòng bệnh từ sớm luôn là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ này. Những biện pháp phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp này có thể kể đến như:
Các biện pháp bảo vệ từ bên ngoài
- Giữ vệ sinh các nhân cho trẻ, tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
- Không để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với các trẻ khác, người nhà có bệnh thì không nên tiếp xúc với trẻ.
- Giữ ấm đường hô hấp trong mùa lạnh, thời điểm giao mùa.
- Sử dụng điều hòa hợp lý, không để nhiệt độ quá thấp.
- Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người trong mùa có dịch bệnh đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.
- Khu vực trẻ chơi và ngủ nên được giữ sạch sẽ, vật dụng cá nhân nên được vệ sinh thường xuyên.
Đeo khẩu trang giúp bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh
Các biện pháp bảo vệ từ bên trong
Các biện pháp bảo vệ từ bên trong có thể kể đến như:
- Cho trẻ bú sữa mẹ: Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nên được dùng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Đây không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, mà còn chứa lượng lớn kháng thể tự nhiên, giúp trẻ chống lại được nhiều bệnh tật.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ: Mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ cần có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng, thừa hoặc thiếu đều không tốt cho trẻ. Bên cạnh thịt cá, trẻ cũng cần được bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất để giúp tăng cường khả năng hấp thu và sức đề kháng.
- Tiêm phòng định kỳ cho trẻ: Tiêm phòng là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho trẻ để chống lại nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả các bệnh đường hô hấp. Cha mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng, tiêm đủ số mũi và đúng thời điểm để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp giúp tạo miễn dịch chủ động
- Sử dụng các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng: Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, lấp đầy những lỗ hổng trong hệ miễn dịch của trẻ. Hiện nay, BoniKiddy + của Mỹ chính là sản phẩm nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bậc cha mẹ.
BoniKiddy + - Giải pháp giúp tăng cường miễn dịch toàn diện cho trẻ
BoniKiddy + là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp một cách tối ưu. Các thành phần này có thể kể đến như:
- Sữa non: Đây là sữa được tiết ra trong vòng 2 - 3 ngày đầu tiên sau khi sinh con. Sữa non có chứa nhiều kháng thể tự nhiên IgG, IgA,... giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Bột hoa cúc tây: Thảo dược này đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường mạnh mẽ chức năng của đại thực bào phế nang, giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus,... xâm nhập vào đường hô hấp.
- Vitamin C giúp chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thêm các thành phần khác giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, ngăn ngừa những vấn đề về tiêu hóa ở trẻ em như:
- 5 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus và Streptococcus Thermophilus giúp hệ vi sinh đường ruột luôn được giữ cân bằng.
- Men bia chứa hàng tỷ tế bào sống, acid amin, vitamin, muối khoáng giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường khả năng hấp thu.
- Sữa ong chúa giúp kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, đồng thời tăng cường miễn dịch, khả năng hấp thu.
Thành phần của BoniKiddy +
Bên cạnh đó, BoniKiddy + còn được sản xuất bởi hệ thống Microfluidizer hiện đại. Từ đó, các thành phần được đưa về kích thước siêu nhỏ, giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thụ lên tới 100%.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniKiddy +
Qua nhiều năm lưu hành, BoniKiddy + đã nhận được nhiều sự tin tưởng của hàng rất nhiều bậc cha mẹ. Nhờ công thức ưu việt, sản phẩm đã giúp trẻ em phòng ngừa các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa một cách hiệu quả. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!
Chị Nguyễn Thị Thủy – mẹ bé Lại Kim Loan, 2.5 tuổi, ở tại xóm 3, thôn Bằng Khê, xã Liêm Chung, Phủ Lý, Hà Nam, số điện thoại: 0989.730.073.
Chị Thủy chia sẻ: “Chăm con là điều vất vả nhất mà chị từng làm, cả 2 bé nhà chị đều rất hay ốm vặt. Khổ nhất là giai đoạn bé Loan được 7 – 9 tháng tuổi, cứ lúc nào trở trời, thời tiết thay đổi, gió mùa về là bé bị viêm phế quản liên tục, ho rất nhiều vào buổi tối, khò khè, thở gấp. Chị không biết phải làm sao, bản thân là một dược sĩ mà cũng không giúp được con khỏe mạnh.”
“Tình cờ, chị được người bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ. Sau 3 tháng cho bé sử dụng, bé Loan khỏe hẳn lên, ít bị tái phát viêm phế quản mà có bị thì cũng khỏi rất nhanh. Đến bây giờ, bé không còn hay ốm vặt như trước nữa, mà còn ăn ngon miệng hơn, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, tăng cân vù vù ý.”
Bé Lại Kim Loan, 2 tuổi rưỡi.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về vấn đề “Trẻ ho có đờm là bệnh gì?”, cũng như những biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả. BoniKiddy + sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: