Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về tình trạng trẻ sốt về đêm

Thứ tư, 16-02-2022 15:01 PM

       Trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi thường có tình trạng ban ngày rất vui vẻ bình thường, ăn uống khỏe mạnh nhưng ban đêm đột ngột sốt cao, mồ hôi đầm đìa. Với hiện tượng trẻ sốt về đêm này, nếu thời gian kéo dài, cha mẹ nên đưa đến bác sĩ để kịp thời phát hiện được chứng bệnh nguy hiểm có triệu chứng đang gặp như trên. Để hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sốt về đêm, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

  1. Tình trạng sốt về đêm ở trẻ em

 

   Sốt về đêm là căn bệnh trẻ em xảy ra khá phổ biến do sức đề kháng của trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Đây có thể là triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, hoặc do sốt siêu vi, sốt xuất huyết, viêm họng. Nếu thấy trẻ sốt nhiều về đêm cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ.

 

  1. Trẻ sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì?

 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sốt về đêm, thậm chí một số trẻ sốt về đêm không rõ nguyên nhân. Một số lý do sau đây được xem là phổ biến nhất:

 

Sốt không do nhiễm trùng

 

  • Sốt do cảm nắng hay các chứng cảm thông thường.

  • Trẻ mọc răng sốt về đêm: Biểu hiện trẻ bị sốt mọc răng nhẹ, kèm theo quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.

  • Sốt do tiêm phòng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng thương hàn, bạch hầu, uốn ván, sởi, quai bị,…

  • Sốt do mặc quá nhiều quần áo: Có thể các mẹ sẽ rất ngạc nhiên vì nguyên nhân gây sốt ở trẻ này. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.

 

Sốt do nhiễm siêu vi - vi trùng

 

  • Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có biểu hiện xuất huyết, chấm xuất huyết da hay chảy máu mũi, chảy máu răng. Khi bệnh trở nặng, trẻ có biểu hiện lừ đừ, vật vã, tay chân lạnh, ói ra máu, đau bụng, tiêu phân đen.

  • Sốt rét: Nghi sốt rét khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị sốt rét trong vòng 6 tháng. Trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn (như rét run, sốt, vã mồ hôi). Trẻ thường sốt kéo dài, liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.

  • Thương hàn: Nghi thương hàn khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn trong vòng 3 tuần, với biểu hiện như trẻ sốt cao liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

  • Sốt phát ban ở trẻ em: Trẻ thường sốt cao trong 3 - 7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người.

  • Sốt do viêm tai: Trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Đặc biệt, nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo tai.

  • Sốt do viêm phổi: Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ. Khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.

  • Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em, với biểu hiện trẻ sốt 2 - 3 ngày, kèm theo sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.

  • Sốt do sởi: Trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân.

  • Bệnh lao: Trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.

  • Viêm màng não: Sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được), nhạy cảm với ánh sáng, nôn, li bì.

  • Nhiễm trùng tiểu: Trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát, nước tiểu đục.

  • Nhiễm trùng huyết: Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da…

 

  1. Trẻ em sốt về đêm thì cha mẹ nên làm gì?

 

    Cha mẹ nên quan sát xem trẻ sốt về đêm có những biểu hiện gì để tìm nguyên nhân gây sốt cũng như có biện pháp xử trí phù hợp và hiệu quả. Nên đo thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế thì mới xác định chính xác trẻ có bị sốt không và sốt bao nhiêu độ.

 

  Nếu cơn sốt của trẻ chỉ ở mức độ nhẹ (37 đến 38 độ C) thì có thể thực hiện bằng các biện pháp hạ nhiệt bằng cách chườm khăn ấm. Tuy nhiên khi nhiệt độ bắt đầu tăng cao, mồ hôi đầm đìa, bạn nên thực hiện những biện pháp giảm sốt tạm thời sau:

 

  • Đo nhiệt độ vùng hậu môn, nách, trán, miệng. Nếu thấy nhiệt độ tất cả các điểm trên cơ thể đều trên 38 độ C, điều này chắc chắn trẻ đã bị sốt cao.

  • Dùng khăn mềm nhúng nước ấm nhẹ và lau mát cho trẻ.

  • Chọn các loại thuốc hạ sốt ở trẻ nhỏ, loại nhét hậu môn cho trẻ.

  • Lấy 4 miếng khăn nhỏ, nhúng vào thau nước và vắt ráo rồi đặt ở hõm nách, ở bẹn. Tuyệt đối không được đặt ở ngực vì có nguy cơ gây viêm phổi và cũng không đặt ở trán vì không có nhiều tác dụng. Thay khăn mỗi lần 2 - 3 phút.

  • Theo dõi nhiệt độ của trẻ mỗi lần cách nhau 15 phút để đảm bảo trẻ đã được hạ sốt.

  • Thay quần áo thông thoáng để trẻ dễ chịu hơn.

  • Mỗi lần bị sốt bố mẹ nên kẹp nhiệt kế để xác định chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ.

  • Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

 

   Những cách hạ sốt nhanh tại nhà chỉ nên sử dụng khi trẻ sốt về đêm dưới 3 ngày. Trên 3 ngày, nếu trẻ không hạ sốt về đêm, sốt trên 38 - 39 độ C, ngủ lơ mơ, dùng thuốc hạ sốt không hạ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

 

   Có thể trẻ đã sốt siêu vi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh…. Theo đó, khi cho trẻ đi khám bác sĩ, cha mẹ cần cung cấp các thông tin quan trọng cho bác sĩ như:

 

  • Trẻ sốt nhiều về chiều và tối từ khi nào?

  • Trẻ có dấu hiệu ho, khó thở, chảy nước mũi, mất ngủ hay đau ở đâu không?

  • Các loại thuốc cha mẹ đã cho trẻ uống trước đó?

  • Xung quanh nơi trẻ ở có dịch sốt nào không?

 

  • Khi hạ sốt về đêm cho trẻ, cha mẹ cần chú ý những điều gì?

 

Trẻ sốt về chiều và đêm nhiều, sức đề kháng giảm, ăn uống ít nên càng yếu, vì vậy cha mẹ cần chú ý:

 

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu với trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó mẹ cũng cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, đầy đủ để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.

  • Đối với trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn ít, nhiều bữa, thức ăn lỏng, dễ tiêu. Cho trẻ ăn quả chín, rau xanh sẫm để tăng sức đề kháng.

  • Không ủ ấm trẻ, không chườm lạnh.

  • Không dùng rượu hay chanh chà sát vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc hoặc tổn thương da.

  • Bù thêm nước cho trẻ.

  • Cẩn thận khi tắm cho trẻ. Nếu sốt quá cao không nên tắm vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh vào trong.

  • Luôn theo dõi các triệu chứng khi sốt để dễ dàng tìm ra nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.

 

    Trên đây là bài viết tìm hiểu về tình trạng trẻ sốt về đêm. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

230.000đ

BoniKiddy 60v

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm