Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh khúc xạ ở trẻ em

Thứ tư, 16-02-2022 14:32 PM

Đã từ lâu, tật khúc xạ nói chung, đặc biệt là bệnh cận thị ở trẻ em tuổi học đường nói riêng, đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt. Đặc biệt trong những năm gần đây, lối sống hiện đại với việc sử dụng ngày càng phổ biến các thiết bị điện tử và cường độ học tập cao đã làm tăng cao tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường. Để hiểu rõ hơn về bệnh khúc xạ ở trẻ em, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

 

 

Thế nào là mắt cận thị?

 

     Bình thường ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật. Do sự bất thường của hệ thống khúc xạ, hình ảnh của vật không được hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụ nằm trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ.

 

   Về cơ chế sinh bệnh, người ta chia cận thị ra làm 2 loại là cận thị khúc xạ và cận thị trục.

 

  • Cận thị khúc xạ:

 

       Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn, trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị.

 

Cận thị học đường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càng sớm thì khả năng tiến triển càng nhanh và nặng. Cận thị học đường đơn thuần ít khi quá 6 đi-ốp và thường không kèm theo giãn mỏng võng mạc và các nguy cơ khác của đáy mắt.

 

  • Cận thị trục:

 

      Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học.

 

    Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều, khó điều chỉnh bằng kính, rối loạn cảm giác về màu sắc, về định vị không gian, thích nghi sáng tối... đồng thời làm võng mạc bị dãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa võng mạc, rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa.

 

Trẻ bị cận thị có dấu hiệu như thế nào?

 

  • Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ: Cúi sát mắt vào sách vở, đứng sát vào khi xem ti vi.

 

  • Hay nheo mắt để nhìn mọi vật, đặc biệt khi ánh sáng yếu hoặc có những động tác bất thường liên tục như dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn.

 

  • Trẻ kêu mắt nhìn mờ hoặc nhức mắt.

 

  • Kết quả học tập sút kém, không thích các hoạt động nhìn xa như đá bóng, đá cầu mà thích thú hơn với việc đọc truyện, xem phim, chơi game…

 

  • Trẻ bị cận thị nặng có thể bị lác mắt kèm theo.

 

Cần làm gì khi trẻ bị cận thị?

 

   Từ những dấu hiệu nhận biết trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để được tư vấn và điều trị thích hợp.

 

  • Quy trình khám trẻ cận thị:

 

  • Thăm hỏi về thời gian và mức độ các biểu hiện của cận thị.

 

  • Thử thị lực không kính và thị lực qua kính lỗ để xác định sơ bộ có mắc tật khúc xạ hay không.

 

  • Soi bóng đồng tử và đo khúc xạ chủ quan với kính thử.

 

  • Tra thuốc liệt điều tiết và đo lại khúc xạ khách quan.

 

  • Xem xét sự tương quan giữa khúc xạ khách quan sau tra thuốc liệt điều tiết và kết quả thử thị lực trước khi tra liệt điều tiết. Nếu thấy phù hợp, bác sĩ sẽ cấp đơn kính cho bệnh nhân. Nếu có sự không phù hợp, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân lần sau đến thử kính, khi hết tác dụng của thuốc liệt điều tiết.

 

Quy trình này hạn chế được tối đa thời gian để thực hiện đầy đủ một quy trình khám khúc xạ nhằm đưa ra một kết quả chính xác nhất.

 

Phương pháp khắc phục

 

  • Sử dụng kính:

 

  • Trẻ bị cận thị cần được đeo kính cận thị đúng số. Việc đeo kính giúp trẻ có được thị lực tốt nhất, giúp phát triển thị giác hai mắt một cách hoàn thiện và giúp trẻ hòa nhập vào thế giới năng động và nhiều màu sắc của trẻ. Cần hiểu rằng 80% thông tin của cuộc sống là do chức năng thị giác mang lại. Đeo kính giúp mắt nhìn xa rõ, nhìn gần ở khoảng cách bình thường, giảm dần thói quen nhìn sát vào sách vở, do đó có tác dụng hạn chế được tốc độ tăng số của mắt. Đeo kính thường xuyên là tốt nhất, đặc biệt khi học hành, xem ti vi.

 

  • Kính cần được lắp đúng kỹ thuật, phù hợp với kích thước khuôn mặt, biết cách bảo quản tránh xước kính.

 

  • Chế độ vệ sinh thị giác: Cần bố trí hợp lý giữa thời gian học hành, xem sách báo với thời gian hoạt động ngoài trời. Cần tập thói quen nhìn xa, tập nhìn xa 15 - 30 phút/ngày. Giờ ra chơi nên chơi ở nơi thoáng rộng. Học hành 40 - 45 phút nên cho mắt nghỉ ngơi 5 - 10 phút.

 

  • Chế độ dinh dưỡng:

 

    Ăn uống đủ chất, đặc biệt là rau củ quả màu xanh thẫm hoặc màu đỏ. Ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa. Có thể uống các loại thuốc bổ về mắt hoặc thực phẩm chức năng để tăng cường chức năng và chống thoái hóa cho các thành phần của mắt.

 

Trên đây là bài viết tìm hiểu về bệnh khúc xạ ở trẻ em. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

230.000đ

BoniKiddy 60v

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm