Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm lại giấc ngủ ngon bằng cách giảm căng thẳng

Thứ năm, 16-04-2020 10:18 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Với sự phát triển đi lên của xã hội, ngày càng có nhiều người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số cách giảm căng thẳng hiệu quả để có thể tìm lại giấc ngủ ngon.

 

Căng thẳng, stress là gì?

     Căng thẳng, stress là một phản ứng của cơ thể, xảy ra khi hệ thần kinh đang trong trạng thái căng thẳng. Nhất là khi con người phải đối diện với những áp lực và căng thẳng mà họ không thể chịu đựng được nữa.

    Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra một loạt các chất hóa học giúp tăng cường hiệu suất hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Stress có thể có tác động tích cực khi nó là động lực giúp chúng ta tập trung giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nó là một yếu tố giúp con người có thể sinh tồn và phát triển. Tuy nhiên, nếu stress xảy ra thường xuyên, hoặc có quá nhiều yếu tố gây stress ở cùng một thời điểm, nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần cũng như thể chất.

 

Căng thẳng, stress là gì?

Căng thẳng, stress là gì?

 

Những biểu hiện của người bị căng thẳng, stress

   Triệu chứng của stress rất đa dạng, với mỗi cá nhân riêng biệt sẽ có những đáp ứng với căng thẳng, stress khác nhau và gây ra những triệu chứng khác nhau. Sau đây là một số triệu chứng cơ bản:

 

Những biểu hiện về cảm xúc

  • Cảm thấy khó chịu.
  • Cảm thấy buồn bã.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Cảm thấy chán nản, thờ ơ.
  • Nhiều người còn rơi vào trạng thái cảm thấy đánh mất giá trị bản thân.

 

Những biểu hiện về hành vi

  • Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
  • Chán ăn, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít.
  • Ngủ không ngon, mất ngủ.
  • Mất tập trung, hay nhớ nhớ quên quên hoặc trở nên vụng về hơn trong các công việc.
  • Trở nên vô lý trong những quyết định của mình.
  • Luôn vội vàng và hấp tấp.
  • Có xu hướng muốn sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá.

 

Những triệu chứng về thể chất

  • Đau đầu
  • Căng hoặc đau cơ bắp
  • Đau bụng
  • Đồ mồ hôi
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Khó thở hoặc đau ngực
  • Khô miệng
  • Ngứa trên cơ thể
  • Rối loạn tình dục.

Nếu bạn có một số những biểu hiện trên đây, có thể bạn đang trải qua tình trạng stress cấp tính. Trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ.

 

Nguyên nhân gây ra căng thẳng, stress

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng căng thẳng, stress:

  • Do suy nghĩ của bản thân: Bản thân tự tạo áp lực, căng thẳng cho mình. Điều này thường gặp ở những người hay có suy nghĩ tiêu cực, hay cẩn thận quá mức trong mọi vấn đề. Sự việc này khiến cho họ luôn trong trạng thái chán nản, mất niềm tin, mệt mỏi dẫn đến đầu óc căng thẳng.
  • Những tác động từ bên trong cơ thể: Khi cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh, não bộ. Đặc biệt là người bị thiếu chất dinh dưỡng, người hay bị mắc bệnh rất dễ bị stress.

 

  • Những tác động từ môi trường và ngoại cảnh: Một vài yếu tố tác động bên ngoài như tiếng ồn, thời tiết, giao thông, khói bụi...hay những tác động xung quanh cuộc sống hàng ngày như công việc, gia đình, chuyện tình cảm ...chính là những nguyên nhân chính dẫn đến stress.

 

Mối quan hệ giữa mất ngủ và căng thẳng, stress

   Căng thẳng stress có thể ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Và ngược lại, mất ngủ cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng căng thẳng stress trở nên nặng hơn.

  Mất ngủ là hệ quả của stress do hệ thần kinh hoạt động liên tục, mệt mỏi và không được nghỉ ngơi. Căng thẳng stress có thể khiến bạn khó đạt đến giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, đó là giai đoạn rất quan trọng bởi trong khoảng thời gian này cơ thể bạn sẽ hồi phục sau một ngày mệt mỏi.

   Theo chuyên gia David Spiegel của Khoa Sức khỏe và Stress thuộc Đại học Stanford (Mỹ), có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các chất hóa học mà não sinh ra cùng lúc với việc ngủ sâu làm cho tuyến yên chậm sản xuất ACTH. ACTH là "sứ giả" truyền tin để tuyến thượng thận giải phóng adrenaline và các kích thích tố làm cho con người căng thẳng. Kết quả là, các tuyến thượng thận không bao giờ nhận được những tín hiệu để tiết ra kích thích tố căng thẳng, đồng nghĩa với việc tình trạng căng thẳng stress sẽ được kiểm soát tốt.

   Như vậy, Stress và mất ngủ như một cái vòng luẩn quẩn, stress gây ra mất ngủ, mất ngủ lại làm tăng stress. Thậm chí, nếu tình trạng căng thẳng và mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

 

Mối liên quan giữa căng thẳng stress và giấc ngủ

Mối liên quan giữa căng thẳng stress và giấc ngủ

 

Các cách giảm căng thẳng stress để có giấc ngủ ngon

   Đa phần những bệnh nhân mất ngủ thường nóng vội trong việc chữa trị. Tâm lý muốn lấy lại giấc ngủ càng sớm càng tốt đã thúc đẩy họ lạm dụng thuốc tây. Nhưng biện pháp này chỉ chữa được phần ngọn mà lại dễ gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc lâu dài như khiến bạn trở nên không tỉnh táo, ảo giác, mất trí nhớ… Chính vì vậy mà những bệnh nhân gặp phải tình trạng mất ngủ do căng thẳng stress có thể áp dụng các cách giảm căng thẳng stress sau để cải thiện giấc ngủ:

 

Cách giảm căng thẳng bằng việc tập thể dục

Chỉ cần từ 30 đến 45 phút tập thể dục ba lần mỗi tuần có thể khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn và kiểm soát tốt hơn cuộc sống của mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giải tỏa căng thẳng và làm giảm triệu chứng trầm cảm... Tập thể dục cũng giúp giải phóng endorphin, chất hóa học giúp kích hoạt cảm xúc tích cực. Sau đây là một vài phương pháp tập luyện thể thao bạn có thể áp dụng để giảm căng thẳng stress:

  • Tập yoga. Yoga không chỉ tuyệt vời cho sức khỏe thể chất của bạn, mà nó còn giúp bạn học cách điều chỉnh hơi thở và tập trung tâm trí.
  • Bơi. Hãy bơi khoảng 1,5 km sau mỗi hai ngày. Việc đắm mình trong nước sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn và sẽ giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Đây cũng là môn thể thao khá tốt để luyện tập nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau cơ hoặc đau khớp.

 

  • Chạy bộ. Chạy bộ giúp giải phóng endorphin vì vậy việc thường xuyên chạy bộ sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất tốt đấy. Hãy thiết lập mục tiêu cụ thể cho bản thân, chẳng hạn tham gia chạy bộ trong các cuộc thi chạy bộ 5 km hoặc 10 km. Phương pháp này còn giúp bạn duy trì động lực và giữ được tinh thần tốt khi phải đối mặt với các thách thức.

 

  • Tham gia một số môn thể thao đồng đội. Việc tham gia các môn thể thao đồng đội vừa giúp bạn có thể tận hưởng được lợi ích từ việc tập luyện thể thao vừa giao lưu thêm được nhiều bạn, giúp cho việc luyện tập trở nên vui vẻ hơn. Một số môn thể thao đồng đội như bowling, bóng chuyền, hoặc bóng mềm…

 

Cách giảm căng thẳng bằng việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Xây dựng lối sống lành mạnh thông qua việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học: hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt có gas, tăng cường ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm tốt cho não như thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, uống đủ 2-3 lít nước/ ngày.

 

Tập cách hít thở sâu

  Hít thở sâu khuyến khích sự trao đổi oxy, giúp ổn định nhịp tim hoặc thậm chí giúp hạ huyết áp.

Bạn có thể thực hiện hít thở sâu như sau:

Bắt đầu bằng việc tìm kiếm một không gian yên tĩnh và thoải mái để ngồi hoặc nằm. Hít thở một hoặc hai nhịp như thông thường để ổn định cơ thể. Sau đó hãy hít thở sâu: hít thở chậm qua đường mũi, mở rộng lồng ngực và bụng dưới khi bạn hít không khí vào phổi. Cho phép bụng của bạn mở rộng hoàn toàn. Không nên kiềm chế hơi thở như chúng ta thường làm. Bây giờ bạn hãy chầm chậm thở ra từ miệng (hoặc mũi, nếu điều này khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn). Một khi bạn đã thực sự cảm thấy thoải mái sau một vài lần luyện tập, hãy chuyển sang thực hiện phương pháp tập trung hơi thở. Trong tư thế ngồi, hãy nhắm mắt lại, sau đó, vừa hít thở sâu vừa suy nghĩ đến những hình ảnh hữu ích và bạn cũng có thể tập trung vào từ ngữ hoặc câu nói giúp bạn thư giãn.

 

Bổ sung hoạt chất 5-HTP

   5- hydroxytryptophan (5-HTP) là chất trung gian chuyển hóa từ tryptophan thành serotonin- một chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra dưới tác động của các xung động kích thích trong lòng ruột.

 

   Có 95% serotonin tập trung ở đường ruột, chỉ có khoảng 5% ở hệ thống thần kinh trung ương. Chỉ sau khi gắn vào các thụ thể (receptor) 5-HT, serotonin mới gây ra tác dụng. Serotonin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm stress, căng thẳng, điều chỉnh sự vận động, cảm nhận đau và sự bài tiết của ruột.

 

Mối liên quan giữa 5-HTP với Serotonin

Mối liên quan giữa 5-HTP với Serotonin

 

Do đó, sử dụng 5-HTP đường uống chính là giải pháp tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị mất ngủ, căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

 

Giải pháp bổ sung hoạt chất 5-HTP an toàn hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên cho những người mất ngủ do stress, căng thẳng

   Bổ sung hoạt chất 5-HTP là một giải pháp hiệu quả cải thiện căng thẳng stress,  giúp những người mất ngủ do stress có thể tìm lại giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, việc bổ sung hoạt chất 5-HTP tổng hợp cần được theo dõi và điều chỉnh liều dùng từ bác sĩ điều trị, hơn thế nữa, việc sử dụng 5-HTP tổng hợp còn gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí khi sử dụng lâu dài có thể tác động ngược và làm nặng hơn tình trạng stress, mất ngủ.

  Chính vì vậy mà xu hướng bổ sung 5-HTP hiện nay cho các trường hợp stress, căng thẳng lo âu và mất ngủ là sử dụng dưới dạng thảo dược thiên nhiên vừa an toàn lại hiệu quả.

  Nắm bắt xu thế đó, công ty Botania - 1 trong 5 công ty phân phối sản phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất Việt Nam, đã nhập khẩu sản phẩm BoniSleep từ Mỹ và Canada về phân phối rộng rãi tại Việt Nam. BoniSleep có công thức toàn diện, không chỉ chứa 5-HTP được chiết xuất từ thảo dược mà còn phối hợp các thảo dược quý như lạc tiên, ngọc trai, hoa bia, nữ lang... cùng các thành phần giúp thư giãn thần kinh, tăng sức sống não bộ, giúp thư thái, tạo giấc ngủ ngon sâu là Lactium, L-theanine, Melatonin, Vitamin B6…

   Ngoài ra, BoniSleep còn chứa một thành phần đặc biệt khác, đó là Lactium. Đây là một hoạt chất được tinh chế từ sữa có tác dụng cải thiện 66% giấc ngủ sau 4 tuần sử dụng. Lactium tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.

BoniSleep là món quà hoàn hảo dành cho bệnh nhân mất ngủ do căng thẳng, stress.

 

Đánh giá BoniSleep

“BoniSleep có tốt không? BoniSleep có hiệu quả không?” Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người khi đang có ý định sử dụng BoniSleep. Để trả lời câu hỏi này mời quý bạn đọc tham khảo lời chia sẻ của các bệnh nhân đã từng sử dụng BoniSleep qua phần dưới đây nhé:

 

Anh Đặng Tài Kỹ, 35 tuổi. Địa chỉ: xóm 3, thôn Cao hạ, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội. SĐT 0961282828.

“Vốn là người phóng khoáng, không thích gò bó vào môi trường công sở, nên tôi quyết định tự mở công ty kinh doanh riêng, vì thế nên áp lực công việc cũng đè nặng lên đôi vai. Stress liên tục, cộng thêm thói quen nằm suy nghĩ về công việc trong ngày khiến căn bệnh mất ngủ ập đến. Giấc ngủ cứ ngắn dần lại từ 4,5 tiếng xuống 2,3 tiếng rồi 1 tiếng. Tình trạng này kéo dài từ năm 2016 đến tháng 5/2017. Tình cờ xem tivi, thấy bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa đông y bệnh viện quân đội 108 giới thiệu sản phẩm BoniSleep, tôi quyết định dùng thử. Hôm đầu tiên, tôi uống 4 viên BoniSleep vào lúc 10 giờ, thế mà thiếp đi ngủ lúc nào không biết, đến 3 giờ sáng mới giật mình tỉnh giấc, đi vệ sinh xong lại ngủ tới 5 giờ sáng. Những hôm sau tôi ngủ 1 mạch 7 tiếng đồng hồ, không tỉnh giấc nửa đêm nữa. Trước đó không ngủ được, suốt ngày cáu gắt, công việc không trôi, hay làm mất lòng khách, giờ ngủ được tâm trạng thoải mái hẳn.”

 

Anh Đặng Tài Kỹ, 35 tuổi

Anh Đặng Tài Kỹ, 35 tuổi

 

Cô Trần Thị Hòa, 61 tuổi. Địa chỉ: số 28/19/381 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội. Số điện thoại: 0904.254.308

“Tôi trước đây kinh doanh bất động sản, tôi thường mua đất, xây nhà và sau đó bán cho những người có nhu cầu. Công việc vất vả, đều 1 tay tôi cáng đáng, tôi phải thức đêm để làm việc, giám sát công trình. Áp lực công việc, làm việc quá sức khiến tôi bị mất ngủ. Năm 2009, tôi đi khám tại bệnh viện tâm thần, bác sĩ cho dùng seduxen, nhưng dùng seduxen vẫn không ngủ được, bác sĩ lại kê lexomil. Lệ thuộc vào lexomil đến mấy năm, bác sĩ còn khuyên tôi không nên lạm dụng thuốc quá đà vì ảnh hưởng tới gan thận, thế nên tôi đành bỏ lexomil mà sống chung với căn bệnh mất ngủ. Thương tôi mất ngủ, con gái tôi tìm hiểu qua mạng thấy sản phẩm BoniSleep được bác sĩ Hoàng Khánh Toàn khuyên dùng nên mua 2 lọ về cho mẹ uống. Tôi uống 3 viên BoniSleep trước khi đi ngủ 30 phút, trong 1 tuần đầu tiên, từ mất ngủ trắng đêm tôi đã ngủ được 4-5 tiếng. Sang tuần thứ 2 tôi đã ngủ được 7 tiếng mỗi đêm như giấc ngủ sinh lý vậy. Thấy giấc ngủ ổn định, tôi giảm liều xuống 2 viên, rồi 1 viên BoniSleep mà giấc ngủ vẫn ổn định như thế.”

 

Cô Trần Thị Hòa, 61 tuổi

Cô Trần Thị Hòa, 61 tuổi

 

Bác Đặng Thế Tiều, 70 tuổi. Địa chỉ: tổ 2, TT Việt Lâm, Thụy Xuyên, Hà Giang. SĐT 033.902.4050

“Tôi mất ngủ cách đây 10 năm, ban đầu chỉ là khó ngủ, về sau là mất ngủ trắng đêm. Tôi khăn gói đi chữa bệnh từ bệnh viện huyện, tỉnh đến trung ương và phải nằm điều trị 27 ngày tại bệnh viện tâm thần mới ngủ lại được. Sau khi từ Hà Nội về tôi dùng thuốc đều đặn lắm, nghĩ rằng như thế sẽ ổn. Nào ngờ cũng chỉ kéo dài giấc ngủ được 1 năm sau đó mất ngủ tái phát. Tôi lại khăn gói lên Hà Nội, nhưng lần này dù có uống thuốc đầy đủ cỡ nào cũng không ngủ được. Thấy tây y không ăn thua, năm 2012, tôi lên khoa y học dân tộc của bệnh viện Vị Xuyên châm cứu, dùng thuốc nam nhưng giấc ngủ cũng không cải thiện. Chán chường, tôi nghĩ quẩn, nghĩ bệnh tật thế này thà chết cho xong, nên đã tìm tới cái chết bằng thuốc chuột. May mà con cái phát hiện ra, đưa lên bệnh viện Vị Xuyên cấp cứu nên mới giữ được cái mạng này nhưng mất ngủ thì vẫn thế. Một người bạn thấy thông tin trên báo có giới thiệu sản phẩm BoniSleep của Mỹ và Canada nên bảo tôi dùng thử. Tôi chỉ dùng có 4 viên BoniSleep, đến đêm thứ 2 tôi đã ngủ được 5-6 tiếng, mừng quá. Đặc biệt dùng BoniSleep tôi thấy tinh thần sảng khoái và hưng phấn lắm khác hẳn dùng thuốc ngủ trước đây. Đến nay giấc ngủ vẫn trọn vẹn như những ngày đầu chỉ BoniSleep tôi đã giảm từ 4 viên xuống 2 viên.”

 

Bác Đặng Thế Tiều, 70 tuổi

Bác Đặng Thế Tiều, 70 tuổi

 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc một số cách giảm căng thẳng để tìm lại giấc ngủ ngon. Hy vọng các bạn có thể áp dụng tốt để đánh bay mất ngủ, khiến mất ngủ không còn là nỗi ám ảnh thường trực nữa.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm