Khi mắc phải chứng mất ngủ, câu hỏi chúng ta thường đặt ra là bệnh liệu có chữa dứt điểm được không? Làm thế nào để khỏi bệnh mất ngủ?Có cách gì giúp đi vào giấc ngủ nhanh? … Nhưng có rất nhiều câu hỏi vẫn không có lời giải đáp. Vậy làm thế nào để có thể vượt qua được căn bệnh mất ngủ, tìm lại được giấc ngủ sinh lý tự nhiên? Hãy tìm hiểu kỹ bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết: 1. Triệu chứng của bệnh mất ngủ 3. Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ |
1. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MẤT NGỦ
Có nhiều người thường gặp những tình trạng như khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc hoặc buổi sáng thức dậy người rất mệt mỏi… và cho rằng điều này là bình thường mà không biết rằng mình đang gặp phải những triệu chứng ban đầu của bệnh mất ngủ. Vậy những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất ngủ là gì? Đó là:
- Khó đi vào giấc ngủ
- Giấc ngủ nông, không sâu, mơ màng, hay mơ thấy ác mộng
- Dễ bị thức dậy giữa chừng, thức dậy không ngủ lại được hoặc mất thời gian rất lâu mới ngủ lại được
- Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ, người mệt mỏi
- Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
- Thường xuyên cảm thấy cơ thể khó chịu, căng thẳng, stress, dễ nổi cáu
- Gặp khó khăn về việc ghi nhớ, chú ý hoặc tập trung vào một vấn đề gì đó
- Thường xuyên bị nhức đầu, căng thẳng, khó chịu ở dạ dày, ruột
Bệnh mất ngủ có thể phân chia thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (hay mất ngủ kinh niên)
- Mất ngủ ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong thời gian dưới 1 tháng
- Mất ngủ kinh niên diễn ra liên tục thời gian trên 1 tháng
Khi bị mất ngủ ngắn hạn, thường người bệnh chỉ cảm nhận thấy người mệt mỏi, lờ đờ thiếu sức sống, mất tập trung, giảm hiệu quả công việc… Nhưng nếu người bệnh chủ quan, coi thường, không khắc phục sớm để bệnh này diễn ra triền miên, kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như:
- Rối loạn tâm lý
- Trầm cảm, suy giảm trí nhớ,
- Béo phì
- Gây nên hoàng loạt những bệnh nguy hiểm như: Bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ
Xem thêm: Nguy cơ đột quỵ trực chờ vì mất ngủ
3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ
Như vậy, mất ngủ kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý do đó cần phải khắc phục, tìm lại giấc ngủ ngon càng sớm càng tốt. Để làm được điều này chúng ta cần áp dụng những nguyên tắc sau:
3.1 Loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh mất ngủ, do vậy cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là gì từ đó mới có hướng khắc phục hiệu quả.
Ví dụ như nguyên nhân mất ngủ chỉ là bởi thói quen thức khuya, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên, hay thay đổi múi giờ quá lớn… thì người bệnh chỉ cần tự điều chỉnh là có thể lấy lại được giấc ngủ.
Nhưng nếu nguyên nhân gây mất ngủ lại do mắc bệnh như tim mạch, dị ứng, bệnh khớp… hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị gây mất ngủ… hoặc thay đổi nội tiết tố thì cần tới sự tư vấn của các chuyên gia y tế.
Đây là phương pháp không thể thiếu giúp bệnh nhân có thể cải thiện được tình trạng mất ngủ. Vệ sinh giấc ngủ không tốt sẽ dẫn tới bệnh mất ngủ trở nên nặng hơn. Các phương pháp vệ sinh giấc ngủ như sau:
- Thức giấc cùng một giờ hàng ngày; giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ;
- Không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương (cà phê, thuốc lá, rượu) nhất là thời gian trước khi ngủ;
- Thức dậy nên có một bài tập thể dục
- Tránh xa các sự kiện gây kích thích thần kinh trước khi đi ngủ, thay thế bằng việc nghe đài, xem tivi hoặc đọc sách;
- Massage hoặc ngâm chân nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ;
- Ăn vào một giờ nhất định trong ngày, không ăn nhiều trước khi đi ngủ;
- Tập các bài tập thư giãn đầu óc và cơ vào các buổi tối hàng ngày;
- Tạo tâm trạng thoải mái, thư thái trước khi ngủ, giường ngủ cần được đặt ở nơi thoáng mát, chăn màn, ga chiếu sạch sẽ…
Xem thêm: 3 cách giúp giải tỏa stress, giảm căng thẳng thần kinh trong công việc
Phương pháp này chú trọng giúp bệnh nhân thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Ví dụ: Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy tạm gác lại. Không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên suy nghĩ hay làm gì. Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy và đi làm một việc khác.
Hoặc một số liệu pháp tâm lý được áp dụng rộng rãi hiện nay đó là: Tập yoga, luyện khí công, tập dưỡng sinh, ngồi thiền…
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều những bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ tự nhiên, được lưu truyền và nhiều người áp dụng. Một số bài thuốc phổ biến như sau:
- Tâm sen:
Cách 1: Dùng tâm sen khô hãm trà uống hàng ngày.
Cách 2: Dùng lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm và tâm sen đem sắc lấy nước uống.
- Gừng
Cách 1: Ngâm chân nước gừng ấm mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút để thư giãn kinh mạch, dễ ngủ.
Cách 2: Lấy nửa củ gừng làm sạch, nấu với đường phèn và 500ml nước. Dùng nước này uống vào buổi trưa và chiều.
- Lá vông: Để ngủ ngon, người bệnh cần làm các bước sau
Bước 1: Lá vông 30g, cây lạc tiên 50g, lá dâu tằm 10g đem rửa sạch.
Bước 2: Đem hỗn hợp sắc với 1 lít nước, dùng uống trong ngày (tốt nhất là trước khi đi ngủ).
- Lạc tiên
Cách 1: Dùng lá và ngọn non lạc tiên luộc chín hoặc nấu canh, ăn như một loại rau bình thường.
Cách 2: Phơi khô cây lạc tiên, mỗi ngày dùng 15gr lạc tiên khô hãm nước uống như trà.
Cách 3: Kết hợp 50gr lạc tiên với 2gr tâm sen, 30gr lá vông, 10gr dâu tằm và 90gr đường sắc nước uống hàng ngày.
- Cây xạ đen: Để ngủ ngon, cây xạ đen cần làm các bước sau:
Bước 1: Lấy 100gr thân và lá cây xạ đen rửa sạch, sắc cùng với 200ml nước. Cho nước xạ đen sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp và lọc lấy nước thuốc.
Bước: Dùng nước này uống trước bữa ăn khoảng 20-30 phút hoặc uống thay nước mỗi ngày.
Những bài thuốc dân gian này chủ yếu có tác dụng giảm triệu chứng mất ngủ khi bệnh mới ở giai đoạn nhẹ. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, mất ngủ nghiêm trọng thì các bài thuốc này hầu như chỉ có tác dụng hỗ trợ bởi hiệu quả không cao, người bệnh cần chuyển hướng sang các phương pháp khác.
Khi bạn đi khám tây y, bác sĩ có thể hỏi bạn các câu hỏi để chẩn đoán tình trạng, nếu có nghi ngờ, họ sẽ yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm. Trong một số trường hợp và dựa trên các thiết bị, họ có thể yêu cầu theo dõi và ghi lại hoạt động của của cơ thể trong khi ngủ bao gồm sóng não, hơi thở, nhịp tim, cử động mắt và chuyển động cơ thể. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên về vệ sinh giấc ngủ và liệu pháp tâm lý, tuy nhiên nếu những điều đó không giúp bạn tìm lại được giấc ngủ thì biện pháp cuối cùng chính là thuốc ngủ tây y.
Tuy nhiên tây y chỉ điều trị triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn, một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Nhóm thuốc benzodiazepin chữa rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này lâu dài có thể dẫn tới chứng hay quên. Ở người cao tuổi, thuốc có thể gây tác dụng phụ dẫn tới giãn cơ. Ngoài ra, loại thuốc này rất dễ gây phụ thuộc, vì thế không nên sử dụng lâu dài.
- Thuốc chống trầm cảm. Loại thuốc này có tác dụng an thần, nên cần dùng thận trọng khi lái xe hoặc phải vận hành máy móc.
- Nhóm thuốc amitriptylin có tác dụng an thần mạnh tuy nhiên cần sử dụng thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên uống thuốc vào thời điểm quá muộn trong ngày dễ gây mệt mỏi khi thức dậy, khiến cơ thể không tỉnh táo.
Một số điều cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ tây y:
- Thuốc ngủ tây y chỉ tác động vào triệu chứng, không giải quyết căn nguyên gây mất ngủ
- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và phác đồ điều trị, không được tự ý mua hay sử dụng bởi nó sẽ gây tác hại vô cùng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
- Sử dụng lâu dài có thể gây nhờn thuốc, quen thuốc, phải tăng liều hoặc thậm chí đổi thuốc khác mới có tác dụng. Về sau thậm chí dùng loại thuốc nào cũng không ngủ được.
Xem thêm: Tác hại không ngờ của thuốc ngủ
3.6 Dùng chất kích thích tiết hormon tăng trưởng
Mất ngủ do nhiều yếu tố gây nên như: tuổi tác, bệnh tật, sự ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn, căng thẳng tâm lý, áp lực cuộc sống... Tuy nhiên, qua các nghiên cứu dưới góc độ sinh học từ các chuyên gia ở Đại học Y khoa Icahn (Hoa Kỳ) được công bố vào tháng 5/2015, các nhà khoa học chỉ ra rằng suy giảm nồng độ hormon tăng trưởng chính là nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính và mất ngủ do tuổi tác.
Hormone tăng trưởng là một loại hormon peptide do thùy trước tuyến yên tiết ra, là hormone chính kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzym, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý. Tỉ lệ sản xuất hormone tăng trưởng ở người sẽ giảm 80% từ tuổi 21 đến 61, do vậy sẽ dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già.
Hormon tăng trưởng giúp điều hòa và tái tạo giấc ngủ sinh lý, cho giấc ngủ sâu và ngon. Hormon tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất khi ngủ sâu vào ban đêm và khi con người vận động thể dục thể thao. Ở bệnh nhân mất ngủ, cơ thể không ngủ sâu vào ban đêm khiến hormon tăng trưởng không được tiết ra đầy đủ. Thiếu hụt hormon tăng trưởng gây mất ngủ, mất ngủ lại làm cơ thể giảm tiết hormon tăng trưởng tạo thành vòng xoáy bệnh lý khiến bệnh mất ngủ mãn tính rất khó điều trị. Vì thế, tăng nồng độ hormon tăng trưởng trong cơ thể chính là gốc rễ của giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
Sự sụt giảm hormon tăng trưởng không chỉ khiến cơ thể kém tập trung, khó ngủ mà còn gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe khác: tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, da nhăn và khô, yếu cơ, tăng cân tích mỡ bụng, suy nhược thần kinh và thể lực, giảm khả năng sinh lý, suy giảm chắc năng miễn dịch…
Các nhà khoa học cũng tìm ra hai loại acid amin thiết yếu có tác dụng kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng là L-Arginin và GHRP-2 (Growth hormone-releasing peptide-2)
BoniHappy – giải pháp từ thiên nhiên giải quyết tận gốc mất ngủ mãn tính
Với thành phần chính là L-Arginin và GHRP-2, BoniHappy kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng, giúp tái tạo lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên , mang lại giấc ngủ ngon và sâu cho người bệnh.
Không chỉ vậy, khi BoniHappy làm tăng hormon tăng trưởng nên nó còn giúp :
- Cải thiện và phục hồi sức khỏe
- Tăng cường khả năng miễn dịch
- Cải thiện chức năng sinh lý
- Làm săn da, giảm nếp nhăn, giảm mỡ cơ thể
- Cải thiện đường huyết, ổn định huyết áp
- Cải thiện trí nhớ và thị giác
BoniHappy - Cho giấc ngủ sâu và ngon hơn
Bên cạnh đó, BoniHappy còn chứa nhiều nhiều thảo dược đông y giúp ngủ ngon như: bột ngọc trai, lạc tiên, cây xấu hổ, hạt cây tơ hồng, rau diếp khô, lá đậu phộng.
Một nhóm thành phần quan trọng trong BoniHappy chính là các nguyên tố vi lượng, vitamin và các chất dẫn truyền thần kinh giúp nuôi dưỡng não bộ cho bệnh nhân mất ngủ mãn tính, làm dịu đi căng thẳng, stress cho bệnh nhân:
Magie và kẽm có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh, giúp ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm lo âu, stress, căng thẳng.
GABA chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế hệ thần kinh, đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ đặc biệt là các neuron thần kinh. GABA giúp ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương bằng cách chiếm giữ và khống chế các vùng tiếp nhận thông tin. Vì thế GABA được xem như là một liều thuốc an thần giúp bạn thư giãn và thoải mái một cách tự nhiên nhất.
Vitamin B6 là chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ toàn bộ hệ thần kinh. Vitamin B6 giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh làm dịu căng thẳng trong não bộ như GABA và serotonin.
Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic, gồm mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt.
Xem thêm: Chấm dứt cảnh trường kỳ dùng thuốc ngủ tây y nhờ BoniHappy
Tác dụng của BoniHappy đã được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Hiệu quả tốt và khá trên giấc ngủ lên tới 86.7% và không có tác dụng phụ trong quá trình kiểm nghiệm.
Được biết Bonihappy là sản phẩm hiệu quả do công ty Botania phân phối – đây là một trong 5 công ty phân phối các sản phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất Việt Nam hiện nay. Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng:
BoniHappy – Bí quyết cho giấc ngủ sâu và ngon hơn.