Mục lục [Ẩn]
Ngủ là nhu cầu cơ bản của con người. Khi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi chức năng, chuẩn bị sức khỏe, tinh thần cho ngày hôm sau. Khi bị mất ngủ, nhu cầu cơ bản này không được đáp ứng gây ra rất nhiều hậu quả trên sức khỏe, tinh thần. Hiểu rõ về chứng mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại, cách điều trị sẽ giúp bạn có cách giải quyết tốt hơn. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Làm thế nào để trị bệnh mất ngủ?
Như thế nào được gọi là mất ngủ?
Một giấc ngủ chất lượng là giấc ngủ đủ sâu, ngon, dễ đi vào giấc ngủ, không tỉnh giấc giữa đêm, giấc ngủ đủ dài, sáng sớm ngủ dậy thấy tinh thần khoan khoái.
Giấc ngủ chất lượng là giấc ngủ ngon sâu, không mộng mị, ngủ dậy thấy người khoan khoái, khỏe mạnh
Không phải khi không ngủ được cả đêm mới được gọi là mất ngủ. Mất ngủ là tình trạng giấc ngủ không đảm bảo được về thời gian, độ sâu ngon, khả năng vào giấc ngủ cũng như tinh thần, thể chất sau khi ngủ dậy.
Người mất ngủ có thể gặp 1 hoặc nhiều biểu hiện của mất ngủ như
- Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.
- Thời gian ngủ ngắn hơn so với thời gian ngủ trung bình của những người cùng độ tuổi.
- Giấc ngủ không sâu, ngon, người bệnh hay mộng mị và tỉnh dậy giữa đêm. Sau khi thức giấc giữa đêm, họ rất khó ngủ lại, thậm chí là thức luôn đến sáng.
- Sáng ngủ dậy thấy tinh thần uể oải, mệt mỏi, khả năng tập trung, tư duy bị giảm sút, tâm trạng bị ảnh hưởng.
Mất ngủ được phân loại thành mất ngủ cấp tính (mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng) và mất ngủ mãn tính (tình trạng mất ngủ xuất hiện hơn 3 đêm trong 1 tuần và kéo dài trên 1 tháng). Khi nguyên nhân mất ngủ cấp tính không được giải quyết triệt để, người bệnh dễ bị chuyển sang mất ngủ mãn tính. Khi đó, dù đã loại bỏ được hết các nguyên nhân của mất ngủ cấp tính, giấc ngủ chất lượng cũng không quay lại.
Mất ngủ là khi khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu ngon, tỉnh dậy uể oải mệt mỏi
Những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng mất ngủ
Triệu chứng uể oải, mệt mỏi sau những đêm mất ngủ rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, những hậu quả do mất ngủ còn khủng khiếp hơn thế rất nhiều. Đó là:
Mất ngủ làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Mất ngủ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể cảm nhận nhịp tim tăng rõ rệt sau một đêm mất ngủ. Mất ngủ càng lâu, tình trạng càng nặng. Các bệnh tim mạch cũng khiến tình trạng mất ngủ nặng thêm, cứ thế tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến bệnh ngày càng nặng.
Mất ngủ ảnh hưởng đến tim mạch
- Làm tăng nguy cơ ung thư: Khoa học đã chứng minh rằng, mất ngủ thường xuyên làm tổn thương và mất khả năng tự sửa chữa gen của cơ thể. Điều đó làm tăng nguy cơ ung thư cho con người.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: Mất ngủ làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, đặc biệt là ở nữ giới. Theo nghiên cứu của Bs. Joel Zonszein, mất ngủ làm tăng nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ lên tới 45%.
Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường
- Làm tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì, lão hóa da sớm: Khi bị mất ngủ, cơ thể tiết nhiều hormon kích thích sự thèm ăn, khiến người mất ngủ ăn nhiều hơn. Trong khi quá trình trao đổi chất, tiêu tốn calo giảm đi khiến họ bị tăng cân. Mất ngủ cũng khiến con người nhanh già hơn do cơ thể giảm tiết hormon tăng trưởng và tăng tiết cortisol. Điều này khiến da bị lão hóa nhanh hơn, da nhờn và thô, người lờ đờ không sức sống.
Mất ngủ làm tăng tỷ lệ thừa cân béo phì
Mất ngủ khiến tâm lý con người bị rối loạn nghiêm trọng
Mất ngủ khiến khả năng tiết chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều chỉnh tâm trạng bị giảm đi. Với việc không được nghỉ ngơi, não bộ sẽ có những phản ứng tiêu cực gây ra tình trạng rối loạn lo âu, lo lắng, trầm cảm, phản ứng quá mức hoặc quá thờ ơ với một sự việc nào đó…
Mất ngủ có thể là nguyên nhân gây ra mà cũng có thể là hậu quả của tình trạng căng thẳng stress. Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh bị stress nặng hơn. Càng stress, mất ngủ càng nặng. Cứ vậy, vòng luẩn quẩn này lặp đi lặp lại khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Mất ngủ làm ảnh hưởng đến tâm lý một cách trầm trọng
Mất ngủ làm công việc, cuộc sống bị đảo lộn
Sự suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung và tư duy, tinh thần uể oải, các hoạt động bị trì trệ khi bị mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc. Công việc không thuận lợi làm căng thẳng, stress nặng hơn, khiến bệnh mất ngủ thêm trầm trọng. Những rối loạn về tâm lý khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn, các mối quan hệ bị ảnh hưởng và điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến công việc của người bệnh.
Mất ngủ làm giảm hiệu suất làm việc
Với những hậu quả vô cùng nặng nề như trên, việc lấy lại giấc ngủ sâu ngon là điều quan trọng cần làm ngay từ bây giờ. Để giải quyết tình trạng mất ngủ, việc bắt buộc phải làm đó là loại bỏ được nguyên nhân gây ra mất ngủ.
Có những nguyên nhân mất ngủ nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó các nguyên nhân thường gặp nhất đó là:
Do căng thẳng, stress: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến mất. Căng thẳng, stress khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng cường tiết một số loại hormon làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu, não bộ không tiếp nhận được tín hiệu nghỉ ngơi từ cơ thể, hệ thần kinh vẫn tiếp tục hoạt động, từ đó dẫn đến mất ngủ. Mất ngủ lại khiến stress ngày càng nặng thêm, người bệnh không thể ngủ lại nếu không loại bỏ nguyên nhân này.
Nguyên nhân chính gây mất ngủ là căng thẳng, stress
Do bệnh lý: Các bệnh gây đau, gây tiểu đêm, ho đêm… hay các bệnh thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu… đều ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Do thuốc: Mất ngủ là tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp … Nếu bạn bị mất ngủ sau khi dùng thuốc hoặc ngừng uống một loại thuốc nào đó, hãy báo với bác sĩ của mình để tìm ra nguyên nhân.
Do tuổi tác: Khi về già, một số hormon quyết định chất lượng và độ dài của giấc ngủ bị suy giảm khiến con người ngủ ít đi và dễ bị mất ngủ hơn.
Do các yếu tố môi trường: Môi trường ngủ quá ồn, quá nóng hoặc quá nhiều ánh sáng sẽ gây mất ngủ.
Do các thói quen: Dùng điện thoại, đọc truyện kinh dị hay ăn no trước khi ngủ, có thói quen thức đêm, sử dụng chất kích thích, ngủ ngày quá nhiều… cũng là những nguyên nhân gây mất ngủ.
Ánh sáng xanh từ điện thoại gây mất ngủ
Cách trị mất ngủ tốt nhất cho bạn
Để trị mất ngủ thành công, bạn cần:
- Điều trị các bệnh lý gây đau, ho, tiểu đêm…
- Tập đi ngủ vào đúng giờ, cho dù chưa có cơn buồn ngủ.
- Tránh dùng các chất kích thích thần kinh trung ương, đặc biệt là vào buổi chiều và tối. Không ăn no và những đồ khó tiêu, không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, không ngủ ngày quá nhiều.
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện, ăn uống,… hợp lý.
- Cải thiện môi trường phòng ngủ sao cho thoải mái, yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp.
- Giải tỏa căng thẳng, stress: Khi bị mất ngủ do bất kỳ nguyên nhân nào, người bệnh cũng sẽ gặp tình trạng stress, căng thẳng. Stress sẽ khiến bạn mất ngủ nặng hơn. Chính vì vậy, loại bỏ stress là nguyên tắc tối thiểu khi muốn lấy lại giấc ngủ chất lượng.
Giải tỏa căng thẳng stress là điều quan trọng cần làm
Nuôi dưỡng hệ thần kinh giúp đánh tan căng thẳng, stress
Một giấc ngủ ép nhờ thuốc an thần gây ngủ sẽ khiến con người đối mặt với nhiều tác dụng không mong muốn, tinh thần mệt mỏi và mất ngủ trắng đêm khi ngừng thuốc. Vì vậy, thay vào đó, bạn cần có phương pháp giúp nuôi dưỡng não bộ, giúp thư giãn tái tạo sức sống của não bộ. Từ đó giải tỏa căng thẳng, stress, giúp lấy lại giấc ngủ tự nhiên một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Lactium là một chất được tinh chế từ đạm sữa nổi tiếng với tác dụng nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu. Từ đó giúp tinh thần thoải mái, mang lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
Lactium giúp giấc ngủ sâu và ngon nhờ nuôi dưỡng hệ thần kinh giải tỏa căng thẳng lo âu
Tác dụng này đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn. Trong đó, nghiên cứu của nhà khoa học Soken ở Nhật Bản cho kết quả: Sử dụng lactium với liều 150mg trong 4 tuần, kết quả cho thấy giấc ngủ được cải thiện đến 66%. Hiện nay Lactium đã có mặt trong công thức BoniSleep.
BoniSleep giúp lấy lại giấc ngủ sâu ngon nhờ lactium và các tinh chất quý khác
BoniSleep được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân mất ngủ do stress, căng thẳng, lo âu suy nhược thần kinh nhờ công thức toàn diện từ 3 nhóm thành phần:
- Nhóm tinh chất nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ: Lactium được tinh chế từ đạm sữa.
- Nhóm giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc: Hormon melatonin (chiết xuất từ thảo dược, là một hormon giấc ngủ), nhân sâm Ấn độ, Rodiola rose, cây nữ lang, lạc tiên và hoa bia. Các thành phần này giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu và ngon hơn.
- Nhóm giúp giảm căng thẳng thần kinh, giảm lo âu trầm cảm, giảm stress: Hydroxytryptophan, L- Theanine (chiết xuất từ lá trà xanh), GABA cùng với các thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh như cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia, ngọc trai và lạc tiên.
Tất cả các thành phần trên đều được chiết xuất từ tự nhiên, rất an toàn, không gây tác dụng phụ, không gây lệ thuộc, giúp giảm căng thẳng, lo âu, mang giấc ngủ ngon quay trở lại.
BoniSleep tác động toàn diện
BoniSleep - Sản phẩm của tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới
Sản phẩm BoniSleep được sản xuất tại nhà máy Viva Pharmaceutical Inc - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Viva Nutraceuticals là tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu với rất nhiều sản phẩm chất lượng phân phối trên toàn thế giới. Hai nhà máy này đều đã đạt tiêu chuẩn GMP - tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của FDA (Mỹ), bộ Y tế Canada và tổ chức Y tế thế giới WHO.
Tại hai nhà máy này, BoniSleep được tạo nên bởi công nghệ microfluidizer, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước đồng nhất và ổn định, hạn sử dụng kéo dài. Đặc biệt, khả năng hấp thu các tinh chất trong BoniSleep có thể lên tới 100%, hiệu quả thu được từ đó sẽ là cao nhất.
Công nghệ bào chế hiện đại để tạo nên sản phẩm BoniSleep
Hàng chục ngàn người đã thu được trái ngọt khi đặt niềm tin nơi BoniSleep
Sau nhiều năm được phân phối rộng rãi tại Việt Nam, BoniSleep đã giúp hàng chục ngàn người lấy lại được giấc ngủ sâu ngon.
Chú Trương Quang Tuấn, 58 tuổi, ở 21 Núi Thành, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng, điện thoại: 0913.441.248.
Nhờ BoniSleep, chú Tuấn tìm lại giấc ngủ sâu ngon
“Công việc làm quản lý taxi hàng không nhiều áp lực khiến chú bị mất ngủ nặng. Dùng thuốc tây theo đơn thì chú ngủ được nhưng giấc ngủ không sâu mà nó là trạng thái mê man, chú ngủ cũng hay gặp ác mộng nữa. Sáng nào ngủ dậy chú cũng thấy vô cùng mệt mỏi. Thế nhưng, nếu bỏ không uống thuốc thì chú lại thức trắng đêm, không chợp mắt được chút nào”.
Đến khi biết đến BoniSleep của Canada và Mỹ, giấc ngủ ngon đã quay trở lại với chú. Chú dùng thử với liều 4 viên/ngày kết hợp cùng với thuốc tây thì chú ngủ sâu, ngon 1 mạch tới sáng, sáng dậy người khỏe mạnh và khoan khoái. Sau 1 tuần, chú bắt đầu giảm dần liều thuốc ngủ, sau nửa tháng thì chú đã bỏ hoàn toàn thuốc tây mà giấc ngủ vẫn luôn được đảm bảo”.
Bác Đặng Thế Tiều, 70 tuổi ở Tổ 2, TT Việt Lâm, Thụy Xuyên, Hà Giang. ĐT 033.902.4050
Bác Tiều đã vui vẻ, yêu đời trở khi ngủ ngon được cả đêm
“Bác từng tuyệt vọng đến mức tự tử vì mất ngủ. Đó là khi bác đi khắp nơi, dùng đủ loại thuốc nhưng nhưng đều không ngủ được hoặc có ngủ được thì sau đó cũng nhanh chóng bị mất ngủ lại”.
“Tình cờ bác được một người bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniSleep, bác dùng với liều 4 viên/ngày. Chỉ sau 2 ngày bác đã ngủ được 5-6 tiếng, sáng ngủ dậy bác thấy tinh thần sảng khoái và hưng phấn hơn hẳn. Quá vui mừng, bác tiếp tục uống tiếp rồi sau đó giảm liều BoniSleep xuống còn 2 viên/ngày, dần dần bác không cần dùng BoniSleep nữa mà vẫn ngủ được cả đêm, giấc ngủ sâu ngon, không mộng mị, không tỉnh giấc lần nào. Ngủ được khiến ngày nào đối với bác cũng là một ngày vui. Bác biết ơn BoniSleep nhiều lắm!”
Những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu, giúp bạn lấy lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên một cách an toàn và hiệu quả. Và BoniSleep chính là lựa chọn tốt nhất lúc này của bạn. Chúc bạn sớm lấy lại được giấc ngủ ngon vốn có của mình.
XEM THÊM: